GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG, NIỀM TỰ HÀO, TỰ TÔN DÂN TỘC

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải mấy nghìn năm văn hiến, bài học thành công khởi nguồn từ giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Từ thời bà Trưng, bà Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê... cho đến thời đại Hồ Chí Minh, đất nước ta đều giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG, NIỀM TỰ HÀO, TỰ TÔN DÂN TỘC
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG, NIỀM TỰ HÀO, TỰ TÔN DÂN TỘC

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải mấy nghìn năm văn hiến, bài học thành công khởi nguồn từ giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Từ thời bà Trưng, bà Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê... cho đến thời đại Hồ Chí Minh, đất nước ta đều giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Và ngày nay, trước vận hội mới, thách thức mới của quá trình hội nhập; sự tác động tiêu cực từ mặt trái cơ chế thị trường len lỏi vào trong đời sống xã hội thì việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc càng phải được coi trọng. Bởi đó là nhân tố, là nền tảng tư tưởng vun đắp nhân cách đẹp đẽ, hình thành lối sống cao thượng cho mỗi cuộc đời, mỗi con người.

Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội cho đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên phát triển về mọi mặt, đã tạo ra những cơ hội để cho mọi công dân có thể mở rộng giao lưu và tìm kiếm cơ hội phát triển, tạo cho thanh niên các cơ hội để giao lưu, học tập. Song hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng tiêu cực đến thanh niên, làm cho đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên lệch lạc, bản lĩnh non kém, dễ bị lôi kéo, kích động, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc... Do đó, khơi dậy, phát huy và bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc cho các thế hệ, đặc biệt là thanh niên-những người chủ tương lai của đất nước là một việc làm cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG, NIỀM TỰ HÀO, TỰ TÔN DÂN TỘC
Ảnh minh họa: baochinhphu.vn.

Thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã và đang dấy lên các phong trào thi đua sôi nổi, mang tính xã hội hóa cao. Đây dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam qua các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại; là dịp bồi dưỡng cho thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống lịch sử, niềm tự hào, tự tôn dân tộc; giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí quyết tâm để góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiều địa phương chú trọng đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, quê hương, đất nước và nhiều hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa” tri ân những người có công với nước đã được diễn ra ở các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước. Điều đó thể hiện đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của nhân dân ta. Chính những hoạt động ý nghĩa ấy đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tương thân, tương ái.

Như chúng ta đã biết, giáo dục truyền thống, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ là hướng tới xây dựng một lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để xây dựng, kiến thiết đất nước. Trong điều kiện hiện nay, giáo dục truyền thống còn giúp cho thế hệ trẻ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong học tập, lao động, đời sống; tinh thần vươn lên, lập thân, lập nghiệp, tạo công ăn việc làm, làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội; tinh thần đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí... Muốn vậy, thế hệ kế tiếp hôm nay càng phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để từ đó tiếp tục bồi đắp truyền thống lịch sử, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Và như vậy, giáo dục truyền thống luôn là giá trị vĩnh hằng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PHAN TIẾN DŨNG

Theo Báo Quân đội Nhân dân điện tử

https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/giao-duc-truyen-thong-niem-tu-hao-tu-ton-dan-toc-633597

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải mấy nghìn năm văn hiến, bài học thành công khởi nguồn từ giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Từ thời bà Trưng, bà Triệu, Đinh, Lý, Trần, Lê... cho đến thời đại Hồ Chí Minh, đất nước ta đều giương cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Và ngày nay, trước vận hội mới, thách thức mới của quá trình hội nhập; sự tác động tiêu cực từ mặt trái cơ chế thị trường len lỏi vào trong đời sống xã hội thì việc giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc càng phải được coi trọng. Bởi đó là nhân tố, là nền tảng tư tưởng vun đắp nhân cách đẹp

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn

Chung nhan Tin Nhiem Mang