Trọn cuộc đời, với 79 năm tuổi đời, 64 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Lê Đức Thọ đã có nhiều cống hiến to lớn đối với cách mạng Việt Nam, luôn hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, không ngừng học tập, rèn luyện, trung thành tuyệt đối với lý tưởng và con đường cách mạng đã chọn; nêu cao khí tiết của người cộng sản, không khuất phục trước kẻ thù tàn bạo, nêu gương sáng về đức hy sinh, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

 

 

Đồng chí Lê Đức Thọ nhà lãnh đạo tài năng với nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Đồng chí Lê Đức Thọ nhà lãnh đạo tài năng với nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

Đồng chí Lê Đức Thọ tên chính là Phan Đình Khải, sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Với lòng yêu nước, thương dân và hoài bão tuổi trẻ, đồng chí Lê Đức Thọ đã sớm dấn thân trên con đường cách mạng gian khổ mà vinh quang. 17 tuổi, đồng chí đã đứng trong đội ngũ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Vinh dự được kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng (tháng 10/1929) khi mới 18 tuổi, thuộc lớp đảng viên cộng sản đầu tiên của Đảng ta.

Đồng chí Lê Đức Thọ tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam năm 1968. (Ảnh: Báo Nam Định điện tử)

Tháng 11/1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm khổ sai và bị đầy đi nhà tù Côn Đảo, được cấp ủy chi bộ nhà tù Côn Đảo cử làm Bí thư chi bộ và Thường vụ chi ủy nhà tù. Năm 1936 - 1939, Đồng chí ra tù và được giao phụ trách công tác báo chí công khai của đảng bộ và xây dựng cơ sở bí mật của Đảng ở Nam Định. Từ năm 1939 - 1944 bị địch bắt và bị kết án 5 năm tại các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La và Hòa Bình. Trong lao tù,  đồng chí vẫn luôn luôn nêu cao khí tiết của người cộng sản, biến nhà tù thành trường học cách mạng, thành nơi đào tạo cán bộ của Đảng, thường xuyên tổ chức học tập chính trị, lý luận cách mạng, động viên bạn tù giữ vững tinh thần chiến đấu. Đồng chí nói “Người cách mạng bất kỳ ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng phải chăm lo việc học tập để nâng cao trình độ, cống hiến được nhiều hơn cho phong trào”.

Năm 1944, hết hạn tù, Đồng chí được Đảng phân công về hoạt động ở An toàn khu (ATK) của Trung ương, phụ trách công tác đảm bảo bí mật, an toàn cho ATK. Đồng chí đã có một số đóng góp tại Hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đêm 09/3/1945 để ra chủ trương phát động cao trào cách mạng đi tới Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Tháng 8/1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), Đồng chí được cử vào Thường vụ Trung ương Đảng, trực tiếp tham gia cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát động và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi.

Khi nước nhà mới giành được độc lập, Đồng chí được Đảng giao phụ trách công tác tổ chức Đảng, có công lớn trong việc giúp Trung ương bố trí, phát triển lực lượng Đảng, đoàn thể, xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Trong những điều kiện hết sức khó khăn, phức tạp, vừa chống thù trong, giặc ngoài, Đồng chí đã chỉ đạo tốt công tác bảo vệ chính quyền, giữ vững và phát huy thắng lợi của cách mạng, kịp thời chuẩn bị cho đất nước bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 12/1946, đồng chí tham dự Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định toàn quốc kháng chiến.

Năm 1948, đồng chí được cử thay mặt Trung ương Đảng trong Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ vào miền Nam trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ. Được giao trọng trách Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1949) và sau đó làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Cục miền Nam (từ 1949 - 1954). Đồng chí đã cùng Thường vụ Xứ ủy chăm lo xây dựng kiện toàn bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo của Xứ ủy, củng cố và thành lập mới các ban chuyên môn, như: Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ban Công vận, Nông vận, Thanh vận, Tôn giáo, Hoa vận,...; chủ động đặt vấn đề với Thường vụ Xứ ủy xây dựng Trường Trường Chinh, mở lớp huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ Tỉnh, Khu và là một trong những giảng viên chủ yếu của các lớp huấn luyện, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ Nam Bộ vừa có trình độ lý luận chính trị, vừa có thực tiễn đấu tranh cách mạng, góp phần đưa cuộc kháng chiến của Nhân dân Nam Bộ phát triển, giành được những thắng lợi vẻ vang, xứng đáng với danh hiệu vẻ vang “Thành đồng Tổ quốc”.

Sau Hội nghị Giơ-ne-vơ (1954), Đồng chí Lê Đức Thọ được điều ra miền Bắc công tác và được bổ sung vào Bộ Chính trị (cuối năm 1955), được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương (1956). Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và trực tiếp của đồng chí Lê Đức Thọ, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức của Đảng. Hội nghị đã phân tích sâu sắc tình hình công tác tổ chức, xác định chuyển hướng công tác tổ chức và cán bộ theo yêu cầu cách mạng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Đồng chí Cùng với Bộ Chính trị và tập thể Ban Chấp hành Trung ương, đã tập trung sức lực, trí tuệ vào việc xây dựng, kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Đảng; xây dựng, quản lý và bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng ở cả hai miền Nam - Bắc.

Tại Đại hội III của Đảng, Đồng chí thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày Báo cáo về xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng năm 1951. Báo cáo xây dựng Đảng và Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ III (năm 1960) xác định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, ghi nhận một bước phát triển của Đảng ta trong công tác xây dựng Đảng.

Trên cương vị là người đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương, đồng chí Lê Đức Thọ luôn nhắc nhở và yêu cầu cán bộ làm công tác tổ chức phải đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu từng cán bộ, hiểu rõ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cán bộ, trên cơ sở đó tham mưu cho lãnh đạo cất nhắc, điều động cán bộ cho đúng người, đúng việc. Ghi nhận công lao to lớn của đồng chí Lê Đức Thọ đối với công tác tổ chức, Đảng ta khẳng định “Trong nhiều năm phụ trách công tác tổ chức cán bộ của Đảng, là lĩnh vực công tác rất khó khăn, phức tạp, Đồng chí đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích đối với công cuộc đổi mới hiện nay” (Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đọc tại lễ tang đồng chí Lê Đức Thọ, ngày 17/10/1990).

Năm 1967, đồng chí được cử vào Quân ủy Trung ương. Sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, được Bộ Chính trị cử vào miền Nam làm Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Từ tháng 5/1968, đồng chí làm cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Paris, trực tiếp đàm phán với Mỹ về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Với bản lĩnh của một nhà chính trị tài trí, khôn khéo, linh hoạt, sáng tạo, Đồng chí đã thực hiện phương châm kiên trì đấu tranh, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi cuối cùng, góp phần to lớn vào việc buộc Hoa Kỳ phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Trên cương vị là đại diện của Bộ Chính trị chỉ đạo cuộc Tổng tiến công, nổi dậy mùa Xuân 1975 và tham gia chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đồng chí đã góp phần cùng quân và dân cả nước thực hiện trọn vẹn mong ước của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đối với sự nghiệp cách mạng quốc tế, đồng chí Lê Đức Thọ đã có nhiều đóng góp lớn lao trong việc ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng do chế độ Khơ-me Đỏ gây ra, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, làm Bí thư thường trực, phụ trách công tác tư tưởng nội chính, ngoại giao. Năm 1983 được chỉ định làm Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng. Năm 1986, làm Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội lần thứ VI của Đảng. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), được Đại hội cử làm Cố vấn của Ban Chấp hành Trung ương.

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Đức Thọ đã đem hết tâm sức, tài năng và trí tuệ của mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Đồng chí xứng đáng là “một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, và xứng đáng với những “công trạng to lớn vì Đảng, vì Dân” mà Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã tuyên dương. Tấm gương về lòng trung thành tận tụy với Tổ quốc, với Đảng và Nhân dân, tinh thần cách mạng dũng cảm, kiên cường, bất khuất, đức tính cần, kiệm, liêm, chính và tình thương đối với cán bộ của đồng chí Lê Đức Thọ được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta yêu thương và kính trọng.

Quang cảnh Hội thảo khoa học nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ. (Ảnh: Báo Tin tức/TTXVN)

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí Lê Đức Thọ, là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên có thêm ý chí, quyết tâm, kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước của các thế hệ đi trước; thêm vững tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Khánh Tuyên

 

 

Đồng chí Lê Đức Thọ tên chính là Phan Đình Khải, sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc (nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Với lòng yêu nước, thương dân và hoài bão tuổi trẻ, đồng chí Lê Đức Thọ đã sớm dấn thân trên con đường cách mạng gian khổ mà vinh quang. 17 tuổi, đồng chí đã đứng trong đội ngũ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Vinh dự được kết nạp vào Đông Dương cộng sản Đảng (tháng 10/1929) khi mới 18 tuổi, thuộc lớp đảng viên cộng sản đầu tiên của Đảng ta. Đồng chí Lê Đức Thọ tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam năm 1968. (Ảnh: Báo Nam Định điện tử) Tháng 11/1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm khổ sai và bị đầy đi nhà tù C&oc

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
          Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn