Thời gian gần đây, UBND tỉnh Khánh Hòa liên tiếp có các văn bản chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 nhằm tạo ra tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công
Đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công

Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp

Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh hơn 7.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 4, tỉnh đã phân bổ gần 4.807 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 68,5%); số còn lại chưa phân bổ hơn 2.207 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 31,5%). Tỷ lệ giải ngân vốn đến hết tháng 4 đạt 10,9% so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao; đạt 15,9% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế. Toàn tỉnh còn 20 đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung toàn tỉnh. Trong đó, có 9 đơn vị chưa giải ngân được vốn (tỷ lệ giải ngân 0%), gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Công Thương; Sở Nội vụ; Công an tỉnh; Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà; Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa; Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Khánh Hòa; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thi công Nhà máy xử lý nước thải phía Bắc (TP. Nha Trang).
Thi công Nhà máy xử lý nước thải phía Bắc (TP. Nha Trang).

Theo bà Nguyễn Thị Hà - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân khách quan của tình trạng nói trên là nguồn vốn trái phiếu chính quyền địa phương (1.000 tỷ đồng) mới đang ở bước thực hiện thủ tục xây dựng Đề án sơ bộ phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa năm 2023. Đồng thời, hiện nay, nguồn vốn chưa phân bổ để dự phòng bố trí cho các dự án trọng điểm (gồm: Đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng, Cung Văn hóa Thiếu nhi tỉnh) và Đề án tổng thể giảm nghèo của 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2021 - 2025 còn khá lớn. Nguồn trích từ thu sử dụng đất sang nhiệm vụ chi thường xuyên cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh. Ngoài ra, nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay vẫn phải điều chỉnh nên chưa thể phân bổ vốn. Về chủ quan, mặc dù chính quyền các cấp đã có nhiều cố gắng trong công tác giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên công tác kiểm đếm, thẩm định và phê duyệt đơn giá, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án vẫn còn chậm, kéo dài thời gian ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn.

Dự án chậm sẽ xử lý người đứng đầu

Từ thực trạng nêu trên, ngay đầu tháng 5, lãnh đạo UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp và ban hành các văn bản để đôn đốc đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai các giải pháp để đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư để phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao theo đúng quy định. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát, nhập đủ, kịp thời kế hoạch vốn của từng dự án trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc. 

Thi công hạng mục thuộc Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang.
Thi công hạng mục thuộc Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của các dự án; kịp thời, chủ động tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thi công và giải ngân của từng dự án thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương giải quyết đối với những vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền; rà soát tỷ lệ giải ngân từng dự án, đặc biệt là những dự án có tỷ lệ giải ngân thấp trên địa bàn tỉnh để đánh giá lại tiến độ; kiên quyết điều chuyển số vốn không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân cao, dự án đã quyết toán hoàn thành, đã hoàn thành nhưng còn thiếu vốn. 

Đối với chủ đầu tư và các ban quản lý dự án, UBND tỉnh yêu cầu ngay khi nhận kế hoạch vốn phải gửi ngay đến Kho bạc Nhà nước để có cơ sở kiểm soát, thanh toán theo quy định; phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, đơn vị cung ứng vật tư, vật liệu để giải quyết các khó khăn, vướng mắc về nguồn cung nhằm đảm bảo điều kiện thi công, đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói thầu. Trường hợp cần tăng mức tạm ứng vốn để đáp ứng nhu cầu cung ứng vật tư, vật liệu, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án báo cáo sở quản lý chuyên ngành để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tại các cuộc họp vừa qua, UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, sắp xếp công việc khoa học. Đồng thời, phải khẩn trương phối hợp thực hiện kiểm đếm vật kiến trúc, cây trồng trên đất để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án. UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường sớm tham mưu giá đất; các địa phương nhanh chóng thi công các khu tái định cư nhằm giải quyết khó khăn về đất tái định cư. Đối với các dự án còn vướng mắc, các đơn vị cần phối hợp để tháo gỡ và đảm bảo tiến độ cam kết. Đến ngày 30-9, UBND tỉnh sẽ kiểm tra lại tất cả dự án, nếu dự án nào chậm tiến độ sẽ xử lý người đứng đầu.

ĐÌNH LÂM

 

 

Nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh hơn 7.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 4, tỉnh đã phân bổ gần 4.807 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 68,5%); số còn lại chưa phân bổ hơn 2.207 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 31,5%). Tỷ lệ giải ngân vốn đến hết tháng 4 đạt 10,9% so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao; đạt 15,9% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế. Toàn tỉnh còn 20 đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung toàn tỉnh. Trong đó, có 9 đơn vị chưa giải ngân được vốn (tỷ lệ giải ngân 0%), gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Công Thương; Sở Nội vụ; Công an tỉnh; Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà; Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Kh

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn