Trong không khí cả nước hân hoan mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới và mừng Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh tròn 91 tuổi, từ ngày 25/1-1/2/2021, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, để lại dấu ấn đậm nét về một Đại hội “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”. Chủ đề của Đại hội XIII là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG - NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG
ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG - NIỀM TIN VÀ KHÁT VỌNG

Trong không khí cả nước hân hoan mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới và mừng Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh tròn 91 tuổi, từ ngày 25/1-1/2/2021, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, để lại dấu ấn đậm nét về một Đại hội “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”. Chủ đề của Đại hội XIII là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Quang cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Tham dự Đại hội có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5 triệu đảng viên trong cả nước. Trong đó, số đại biểu đương nhiên chiếm 12,4%; đại biểu chỉ định chiếm 0,95%; đại biểu nữ chiếm 13,99%; đại biểu dân tộc thiểu số chiếm 11,03%. Đại hội lần này có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng ta, dân tộc ta, đất nước ta. Đại hội mang niềm tin và khát vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045.

Đại hội đã tiến hành kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII gắn với đánh giá tổng quát 35 năm đổi mới; 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991; 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XII; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Nhìn lại chặng đường 91 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, 35 năm Đảng lãnh đạo dân tộc trên con đường đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, chặng đường 5 năm (2016 - 2020) ghi dấu ấn rõ nét về sự đổi mới, sáng tạo và vững vàng, kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 5,9%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới; năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và thiên tai, lũ lụt ở miền Trung, Tây Nguyên, nhưng nước ta vẫn có sự phát triển. Quy mô nền kinh tế (GDP) đạt khoảng 268,4 tỷ USD, tăng 1,4 lần so với năm 2015; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập đầu người năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015; Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193 nước đồng ý)... Tất cả những thành tựu đó đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đúc kết tại Đại hội “Đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Điều này đã củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH của nước ta. 

Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội khẳng định, Đảng ta tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời nhấn mạnh, Đảng phải tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; tiếp tục nâng cao bản lĩnh, năng lực lãnh đạo, cầm quyền trong hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại… Đại hội đã đề ra những mốc phát triển quan trọng của đất nước ta là: đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Đại hội đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, gồm:

(1) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm", những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

(2) Tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, tiêm chủng đại trà Vaccine Covid-19 cho cộng đồng; phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước.

(3) Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.

(4) Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách cụ thể phát triển văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.

(5) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc.

(6) Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt.

Đại hội cũng đề ra 3 đột phá chiến lược, gồm: (1) Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật. (2) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết, là những đồng chí có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, trình độ để gánh vác trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã bầu Bộ Chính trị gồm 18 đồng chí; bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chủ tịch nước làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ban Bí thư Trung ương khóa XIII gồm một số đồng chí ủy viên Bộ Chính trị được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Bí thư và 05 đồng chí được bầu tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII gồm 19 đồng chí; đồng chí Trần Cẩm Tú tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đoàn đại biểu Khánh Hòa dự Đại hội XIII của Đảng

Dự Đại hội XIII của Đảng, Đoàn đại biểu tỉnh Khánh Hòa có 19 đồng chí, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn. Tại Đại hội, Đoàn đại biểu Khánh Hòa đã tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn kiện. Trong đó, Đoàn đã biểu thị sự nhất trí cao với Dự thảo Báo cáo chính trị do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội, nhất là nội dung về thực hiện tốt Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo… Qua đó, kiến nghị Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ hơn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển, hình thành các tập đoàn lớn có vai trò chủ lực về kinh tế biển. Đối với huyện Trường Sa, cần có những chính sách đầu tư phát triển các âu tàu để vừa giúp ngư dân tránh bão, vừa làm tốt các dịch vụ hậu cần; đồng thời, tạo điều kiện cho người dân tham gia đánh bắt, nghiên cứu các loài hải sản có thể nuôi trồng ở Trường Sa, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thành công rực rỡ của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã thể hiện bản lĩnh, ý chí kiên cường, tinh thần quyết tâm và khát vọng của cả dân tộc ta; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chúng ta tin tưởng rằng, với những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, đất nước ta nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Hồng Vân

Trong không khí cả nước hân hoan mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới và mừng Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh tròn 91 tuổi, từ ngày 25/1-1/2/2021, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, để lại dấu ấn đậm nét về một Đại hội “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”. Chủ đề của Đại hội XIII là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn