Sau 1 năm triển khai thí điểm với những kết quả ban đầu khả quan, đến nay, Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh đã được mở rộng tại 6/8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh: Tiếp tục lan tỏa đến cộng đồng
Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh: Tiếp tục lan tỏa đến cộng đồng

Sau 1 năm triển khai thí điểm với những kết quả ban đầu khả quan, đến nay, Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh đã được mở rộng tại 6/8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Đưa tiếng Anh đi vào cuộc sống

Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh là dự án xã hội liên quan tới việc phổ biến tiếng Anh, có quy mô nhất từ trước tới nay, kéo dài trong 5 năm, do UBND tỉnh chủ trì, Tỉnh đoàn là cơ quan thường trực, Tập đoàn Vingroup là đơn vị tài trợ kinh phí và kết nối triển khai. Chương trình chính thức được khởi động tại TP. Nha Trang từ ngày 11-1-2023 và tại huyện Cam Lâm từ ngày 3-3-2023. Đây là 2 địa phương của tỉnh thí điểm thực hiện chương trình, hướng đến 5 nhóm đối tượng chính, gồm: Học sinh; sinh viên; cán bộ, công nhân, viên chức; tiểu thương; người lao động trong các doanh nghiệp.

Sinh hoạt câu lạc bộ tại Trường THPT Trần Bình Trọng (huyện Cam Lâm). (Ảnh do chương trình cung cấp)
Một hoạt động trong khuôn khổ chương trình. (Ảnh do chương trình cung cấp)

Bà Bùi Thu Dung - Giám đốc dự án cho biết, sự khác biệt của chương trình là lấy người dân làm trọng tâm, tập trung vào kỹ năng nói và thực hiện chủ yếu bằng lực lượng tình nguyện viên với mục tiêu phổ biến tiếng Anh đến toàn dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh giảng viên, giáo viên tiếng Anh, lực lượng tình nguyện viên sẽ tập trung vào việc hướng dẫn thực hành giao tiếp, tạo ra môi trường và phong trào nói tiếng Anh để người dân chủ động tham gia.

Ngày càng lan tỏa 

Sau 1 năm triển khai, chương trình đã tổ chức hàng loạt sự kiện nhằm tạo cảm hứng và phong cách tươi mới cho phong trào học tiếng Anh của người dân Khánh Hòa. Chương trình đã tuyển được 162 tình nguyện viên chuyên môn thuộc các nhóm đối tượng khác nhau tham gia; thành lập 172 câu lạc bộ tiếng Anh thuộc các nhóm đối tượng và đang hoạt động thường xuyên hàng tuần. Toàn tỉnh đã có khoảng 50.000 người tham gia các sự kiện, phong trào nói tiếng Anh tại những điểm công cộng; hơn 12.000 người tham gia các cuộc thi nói, giao tiếp, hùng biện tiếng Anh. Định kỳ hàng quý, chương trình triển khai thành công 2 cuộc thi lớn là Đường lên đỉnh tri thức và Master English - Master Your life dành riêng cho thành viên câu lạc bộ tiếng Anh, qua đó đã chọn ra được 30 thành viên xuất sắc với giải thưởng là chuyến du lịch nghỉ dưỡng tại Vinpearl Hạ Long. Nhiều cuộc thi khác, như: Olympic tiếng Anh, hùng biện tiếng Anh… cũng được triển khai; 8 bộ giáo trình học tiếng Anh dành cho người dân, tiểu thương, tài xế taxi, nhân viên khách sạn - nhà hàng, nhân viên y tế, công an, khối dịch vụ, bán hàng… được đưa vào sử dụng tại các câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành. Các lớp học giao tiếp tiếng Anh online cho người dân được tổ chức định kỳ vào tối thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần. Hoạt động truyền thông cũng được phát triển và lan tỏa mạnh mẽ.

Các tình nguyện viên tham gia lễ khởi động chương trình tại TP. Nha Trang. (Ảnh do chương trình cung cấp)

Những kết quả ban đầu nêu trên đã tạo đà để chương trình bước sang giai đoạn 2 trong năm 2024. Vừa qua, giai đoạn 2 của chương trình chính thức được khởi động tại TP. Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh và huyện Diên Khánh, đưa tổng số địa bàn có sự hiện diện của chương trình lên 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Hàng loạt hoạt động, sự kiện sẽ tiếp tục được triển khai, đẩy mạnh, mở rộng, hướng tới mục tiêu của dự án là đưa tiếng Anh đi vào cuộc sống, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển ngành du lịch, góp phần củng cố thương hiệu và nâng hạng cạnh tranh của tỉnh Khánh Hòa. 

Cuộc thi Rung chuông vàng tại TP. Nha Trang. (Ảnh do chương trình cung cấp)

Theo anh Trần Anh Tuấn - Bí thư Tỉnh đoàn, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh, để chương trình lan tỏa sâu rộng đến nhiều người dân hơn nữa, thời gian tới, các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sẽ được đẩy mạnh, như: Giới thiệu app học tiếng Anh, tổ chức các hoạt động hướng dẫn tình nguyện viên, thành viên câu lạc bộ và người dân sử dụng app tại các huyện, thị xã, thành phố mới triển khai; tăng cường phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa của chương trình, tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, hệ thống thông tin cơ sở và các phương thức khác. Ngoài ra, chương trình sẽ thiết kế, ra mắt các sản phẩm như: Băng rôn, biểu ngữ, phướn, áp phích, đồng phục, thẻ đeo… tại các huyện, thị xã, thành phố mới triển khai nhằm tăng độ nhận diện của chương trình. Theo lộ trình của dự án, sau khi kết thúc giai đoạn 2, chương trình dự kiến sẽ thực hiện giai đoạn 3, tiếp tục mở rộng và triển khai thực hiện tại 2 địa phương là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Là đơn vị tài trợ kinh phí và kết nối triển khai, Tập đoàn Vingroup đồng thời còn hỗ trợ về giáo trình, xây dựng năng lực, nhân lực trực tiếp, truyền thông và tài chính khác.

Về hỗ trợ giáo trình, Vingroup hỗ trợ thực hiện chương trình nền tảng cho từng dạng câu lạc bộ, xây dựng tài liệu và bộ công cụ học tập, nội dung khảo thí, xây dựng các nền tảng trực tuyến hỗ trợ học tập.

Về hỗ trợ xây dựng năng lực bao gồm: Đào tạo nhân lực quản lý các câu lạc bộ tiếng Anh, đào tạo tình nguyện viên. Về hỗ trợ nhân lực trực tiếp gồm: Ban quản lý, đội ngũ giảng viên, giáo viên, sinh viên của Trường Đại học VinuNi và Vinschool, đội ngũ tình nguyện viên Vinpearl và các công ty khác, các chuyên gia trong và ngoài nước.

Về hỗ trợ truyền thông và tài chính khác bao gồm: Hỗ trợ thưởng học viên, tình nguyện viên, câu lạc bộ có thành tích, hỗ trợ về các kênh truyền thông mạng xã hội và KOL (người có tầm ảnh hưởng). 


Đến nay, đã có gần 50.000 lượt theo dõi Fanpage Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh; 5.000 người cài đặt và sử dụng mobile app “EZ English” - ứng dụng riêng của chương trình, một kênh học tiếng Anh gần gũi với người dân, giúp họ có thể học được mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị và phù hợp với trình độ, nhu cầu và tốc độ học của mỗi cá nhân.

H. NGÂN

 

Sau 1 năm triển khai thí điểm với những kết quả ban đầu khả quan, đến nay, Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh đã được mở rộng tại 6/8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đưa tiếng Anh đi vào cuộc sống Chương trình Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh là dự án xã hội liên quan tới việc phổ biến tiếng Anh, có quy mô nhất từ trước tới nay, kéo dài trong 5 năm, do UBND tỉnh chủ trì, Tỉnh đoàn là cơ quan thường trực, Tập đoàn Vingroup là đơn vị tài trợ kinh phí và kết nối triển khai. Chương trình chính thức được khởi động tại TP. Nha Trang từ ngày 11-1-2023 và tại huyện Cam Lâm từ ngày 3-3-2023. Đây là 2 địa phương của tỉnh thí điểm thực hiện chương trình, hướng đến 5 nhóm đối tượng c

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
          Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn