Xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam luôn là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, mới đây, Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” được ban hành đã nhanh chóng nhận được quan tâm hưởng ứng của đông đảo kiều bào và nhân dân cả nước.

Chính sách đúng đắn và nhất quán về người Việt Nam ở nước ngoài
Chính sách đúng đắn và nhất quán về người Việt Nam ở nước ngoài
Ông Rmah Djuan (giữa) và vợ đi thăm bà con lối xóm trong chuyến về thăm thân ở thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện, Gia Lai) năm 2023.
Ông Rmah Djuan (giữa) và vợ đi thăm bà con lối xóm trong chuyến về thăm thân ở thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện, Gia Lai) năm 2023.

Tuy nhiên các thế lực thù địch đã lập tức coi đây là mục tiêu mới để xuyên tạc và bôi nhọ nhằm chống phá và vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ngày 10/11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1334/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” (Đề án). Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm huy động nguồn lực NVNONN tham gia phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với mục tiêu phát triển của Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội Đảng lần XIII đã đề ra; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước; củng cố sức mạnh, tiềm năng của cộng đồng NVNONN đóng góp cho đất nước.

Mục tiêu cụ thể là tăng cường thống nhất nhận thức NVNONN là nguồn lực ngày càng quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, từ đó xây dựng các định hướng, chủ trương, biện pháp mang tính tổng thể, cơ bản, lâu dài nhằm thu hút và phát huy tối đa nguồn lực này. Tạo môi trường, cơ chế trong nước để NVNONN yên tâm gắn bó, phát huy nguồn lực của mình với đất nước.

Xây dựng hành lang pháp lý để NVNONN cơ bản được hưởng môi trường pháp lý tương đương với người trong nước khi tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh, khoa học-công nghệ, văn hóa thể thao, nhân đạo. Tạo khuôn khổ, cơ chế bền vững khuyến khích NVNONN tham gia phát triển đất nước trên các lĩnh vực phù hợp với nguồn lực của cộng đồng; đẩy mạnh phát huy hiệu quả nguồn lực của trí thức NVNONN thúc đẩy chuyển giao tri thức và kỹ năng; thu hút và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, du học sinh trở về; triển khai hiệu quả các sáng kiến, đóng góp từ thiện nhân đạo, xã hội của các cá nhân, tổ chức NVNONN tại Việt Nam; phát huy vai trò cầu nối của NVNONN trên các lĩnh vực khoa học-công nghệ, kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội...

Cùng với các chủ trương, chính sách liên quan đến NVNONN của Đảng và Nhà nước ta đã ban hành trước đây, Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, đặc biệt trong vấn đề nêu cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm hỗ trợ cũng như chăm lo cho NVNONN.

Có thể khẳng định, Đề án thể hiện ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng NVNONN. Cùng với các chủ trương, chính sách liên quan đến NVNONN của Đảng và Nhà nước ta đã ban hành trước đây, Đề án thể hiện tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, đặc biệt trong vấn đề nêu cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm hỗ trợ cũng như chăm lo cho NVNONN.

Tiêu biểu có thể kể đến việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, khoa học-công nghệ, xuất nhập cảnh, quốc tịch, sở hữu nhà ở… được ban hành nhằm hỗ trợ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của NVNONN khi về nước. Đồng thời việc củng cố mạng lưới NVNONN trên toàn thế giới cũng chính là phục vụ cộng đồng NVNONN.

Tuy nhiên, sau khi Đề án được ban hành, trên một số diễn đàn, trang mạng xã hội của các tổ chức phản động cực đoan NVNONN đã đăng tải cái gọi là “Bản lên tiếng về chủ trương mới của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm khai thác người Việt tại hải ngoại”. Nội dung văn bản này lặp lại những luận điệu cũ, đầy hằn học mà lâu nay các đối tượng chống cộng cực đoan thường xuyên rêu rao hòng xuyên tạc chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, mưu đồ gây chia rẽ, mâu thuẫn, làm suy giảm niềm tin của cộng đồng NVNONN đối với Đảng, Nhà nước.

Các đối tượng cố tình bóp méo, vu cáo bản Đề án là “âm mưu tinh vi nhằm khai thác nhân tài, vật lực của người Việt hải ngoại”. Một trong những mục tiêu đề ra trong bản Đề án bị các thế lực thù địch tập trung tấn công đó là việc “củng cố mạng lưới NVNONN trên toàn thế giới. Phấn đấu 100% các địa bàn có đông cộng đồng NVNONN thành lập được các hội, đoàn”. Các đối tượng chống phá cho rằng việc thành lập các hội, đoàn nêu trong Đề án là cách để “cộng sản xâm nhập, phá hoại và lũng đoạn các cộng đồng, các hội đoàn, các cơ sở thương mại, trường học của người Việt tại hải ngoại”; “Đảng Cộng sản Việt Nam đang tham vọng “định hướng chính trị”, tức “Đảng hóa” với cả những hội, đoàn trong tương lai mà Đảng hậu thuẫn tại hải ngoại”,...

Các đối tượng cố tình xuyên tạc, vu cáo rằng kể từ Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đến Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 về công tác đối với NVNONN đã thất bại nên Đảng ta phải ban hành Đề án mới để tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình, đồng thời cho rằng Đề án chỉ là những “giả hiệu dân chủ”.

Trước hết phải khẳng định, đây là những luận điệu xuyên tạc xuất phát từ tư tưởng thù địch nhằm bóp méo ý nghĩa tốt đẹp của các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Nhìn danh sách các tổ chức ký tên vào Bản lên tiếng cực đoan và sai sự thật kể trên, dư luận không hề bất ngờ khi bắt gặp những hội nhóm chống cộng cực đoan vốn đã “quen mặt” suốt nhiều năm qua như cái gọi là “Đại Việt quốc dân đảng”, “Cộng đồng người Việt tỵ nạn chính trị tại Âu châu”, “Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam”, “Khu Hội Cựu tù nhân chính trị Bắc Cali”, “Mặt trận Toàn Dân cứu nước”,…

Đơn cử như “Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam”, thành viên tích cực của tổ chức này là Nguyễn Chí Thiện-một người bất đồng chính kiến-từng đứng lên kêu gọi hùng hồn: “Nếu hải ngoại chúng ta quan tâm trợ giúp 100 Mỹ kim cho một tù nhân lương tâm một tháng thì cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền Việt Nam sẽ đạt được thành quả”.

Lời kêu gọi này được đưa ra từ năm 2021 song đến nay đề xuất góp tiền cho “tự do dân chủ” này dường như rơi vào im lặng vì chẳng mấy ai quan tâm, hưởng ứng! Cũng cần phải nói thêm, tổ chức này thường xuyên kêu gọi, kích động người dân “đồng loạt xuống đường”, “biểu dương sức mạnh” nhằm gây rối, phá hoại tình hình an ninh trật tự trong nước, phá hoại cuộc sống yên bình ở Việt Nam. Nếu thật sự muốn vì dân vì nước thì lẽ ra các tổ chức, cá nhân dù ở bất cứ đâu cũng cần phải cổ vũ động viên người dân đoàn kết gắn bó, cùng nhau xây dựng quê hương, phải thấy vui mừng về những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được, tự hào về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được tăng cường và củng cố.

 

Thế nhưng “Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam” và nhiều tổ chức phản động ở nước ngoài đã đi ngược lại điều đó, thường xuyên ra sức bôi nhọ tình hình đất nước, hằn học trước những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được, thực hiện nhiều âm mưu thủ đoạn hòng kích động mâu thuẫn, hận thù trong cộng đồng, cản trở sự phát triển của đất nước, rắp tâm lật đổ chế độ, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, hạ thấp vai trò vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực tiễn đã chứng minh, mặc dù sống xa Tổ quốc nhưng đồng bào ta vẫn luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn.

Thực tiễn đã chứng minh, mặc dù sống xa Tổ quốc nhưng đồng bào ta vẫn luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương. Chính vì vậy bà con đã có những đóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước đã được kiều bào ta đón nhận và ủng hộ; nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ thiện... Đây cũng là xu thế chung trong cộng đồng NVNONN.

Theo Ủy ban Nhà nước về NVNONN, cộng đồng NVNONN tiếp tục tăng về số lượng và mở rộng về thành phần: khoảng 6 triệu người ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là các nước phát triển, số lượng người Việt Nam ra nước ngoài học tập, lao động, kết hôn, đầu tư… tiếp tục tăng. Đáng chú ý, vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng NVNONN trong xã hội sở tại ngày càng nâng cao, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Các hội, đoàn NVNONN tiếp tục được củng cố và phát triển cả về lượng và chất.

Thông qua những việc làm thiết thực, các hội, đoàn NVNONN đã phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái và lòng tự tôn dân tộc, thể hiện vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ kiều bào tại nước sở tại. Đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng tin tưởng và ủng hộ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nhiều kiều bào, kể cả những người trước đây từng có mặc cảm, định kiến, nay đã có những bài viết và phát ngôn tích cực về tình hình đất nước, trực tiếp lên tiếng phản bác quan điểm xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Như mới đây, trong chuyến về thăm người thân ở thị xã Ayun Pa (Gia Lai) trong năm 2023, chứng kiến sự thay da đổi thịt trên quê hương, ông R’Ô Bleo, Việt kiều Mỹ năm nay ngoài 80 tuổi, đã bày tỏ sự thán phục trước những nỗ lực và thành quả to lớn của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc chăm lo phát triển đời sống dân sinh, dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Đồng thời ông R’Ô Bleo cũng lên án mạnh mẽ những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch và phản động lưu vong. Còn ông Rmah Djuan (từng sinh sống ở thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã có những năm tháng tin và nghe theo lời dụ dỗ, xúi giục của kẻ xấu, tham gia kích động đồng bào gây bạo loạn vào năm 2001. Sau khi sang Mỹ định cư, ông đã nhận ra bản chất thật của tổ chức phản động mà mình tham gia do đó đã viết thư về khuyên nhủ một số người dân ở quê nhà vẫn còn u mê sớm từ bỏ các tổ chức phản động để lo làm ăn sinh sống, xây dựng quê hương.

Trước những luận điệu xuyên tạc, thù địch nhằm phủ nhận sự đúng đắn trong chính sách về NVNONN, mới đây là “Bản lên tiếng về chủ trương mới của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm khai thác người Việt tại hải ngoại” đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, kịp thời tỉnh táo nhận diện và kiên quyết đấu tranh, phản bác.

Dù vẫn những luận điệu, mưu đồ chống phá điên cuồng được lặp lại song cách thức chống phá hiện nay của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng triệt để khai thác ưu thế của mạng xã hội hòng xâm nhập, lôi kéo những người Việt nhẹ dạ cả tin, người bất đồng chính kiến, chia rẽ NVNONN với đồng bào ta ở trong nước.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng các hội, nhóm chống phá ở hải ngoại chỉ là thiểu số trong cộng đồng NVNONN, mục tiêu chống phá của chúng ngày càng lạc lõng trong xu thế phát triển chung của thời đại. Tình nghĩa đồng bào “con Lạc cháu Hồng” keo sơn gắn bó, sự tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò của NVNONN của tuyệt đại đa số người dân chắc chắn sẽ là nền tảng quan trọng để việc triển khai những Đề án đạt được kết quả tốt đẹp, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.

Thành Nam

Ông Rmah Djuan (giữa) và vợ đi thăm bà con lối xóm trong chuyến về thăm thân ở thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện, Gia Lai) năm 2023. Tuy nhiên các thế lực thù địch đã lập tức coi đây là mục tiêu mới để xuyên tạc và bôi nhọ nhằm chống phá và vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ngày 10/11/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1334/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” (Đề án). Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm huy động nguồn lực NVNONN tham gia phát triển đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với mục tiêu phát triển của V

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn