Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm đến công tác bảo hộ công dân đối với tình trạng người lao động Việt Nam bị lừa đảo, môi giới lao động bất hợp pháp tại Campuchia. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 25-8.

Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm đến công tác lãnh sự, bảo hộ công dân tại Campuchia
Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm đến công tác lãnh sự, bảo hộ công dân tại Campuchia

Như báo chí Việt Nam và Campuchia đã đưa tin, gần đây có tình trạng nhiều công dân Việt Nam bị lừa đảo, môi giới lao động trái phép sang Campuchia và gặp khó khăn trong quá trình lao động, làm việc.

Tại họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương giáp biên giới với Campuchia và phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để tiếp nhận thông tin, xác minh, triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân, kịp thời hỗ trợ công dân gặp khó khăn, hoạn nạn, vừa qua đã cứu thoát và đưa về Việt Nam khoảng hơn 500 công dân về nước an toàn và hỗ trợ thủ tục cho hàng ngàn công dân khác. Trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ Công an cũng đã triệt phá nhiều ổ nhóm, bắt giữ nhiều đối tượng đưa người đi lao động trái phép tại Campuchia và phát nhiều cảnh báo liên quan đến vấn đề này.

Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm đến công tác lãnh sự, bảo hộ công dân tại Campuchia
 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo chiều 25-8. Ảnh: ĐỨC VIỆT

Trong quá trình triển khai công tác bảo hộ công dân, các cơ quan đại diện Việt Nam cũng gặp một số vướng mắc. Trước hết, việc tiếp cận, hỗ trợ giải cứu cần sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng sở tại. Nhiều người lao động không có giấy tờ nhân thân, không có giấy tờ xuất nhập cảnh do vượt biên trái phép nên mất nhiều thời gian xác minh thông tin nhân thân cũng như gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho quá trình tiếp nhận bàn giao. Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã rất nỗ lực, chủ động thu xếp nhiều cuộc làm việc, tiếp xúc và thường xuyên giữ liên lạc với phía Campuchia để giải quyết việc này.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, các địa ở trong nước và với phía Campuchia để triển khai các biện pháp tăng cường công tác lãnh sự, bảo hộ công dân tại Campuchia, đưa về nước những công dân bị lừa đảo, môi giới lao động bất hợp pháp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam. Các địa phương cũng tăng cường việc giám sát, cảnh báo người dân địa phương khi đi lao động ở nước ngoài.

“Nhân đây, chúng tôi cũng đề nghị bên cạnh các cơ quan nhà nước, rất mong các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bác bỏ những thông tin sai sự thật và nâng cao ý thức của cộng đồng, nhất là của người dân về việc đi lao động ở nước ngoài một cách hợp pháp”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

* Yêu cầu các quốc gia, tổ chức tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa

Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc trang web của Tổ chức Khí tượng thế giới sử dụng bản đồ có “đường chín đoạn” xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ cái gọi là “đường chín đoạn”, cũng như các yêu sách biển trái với các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

“Việt Nam cho rằng, mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá và đăng tải những nội dung, hình ảnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là vô giá trị.

Việt Nam yêu cầu các quốc gia, tổ chức tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng biển liên quan ở Biển Đông; gỡ bỏ, sửa đổi những nội dung không phù hợp đó”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) đã trao đổi với đại diện Tổ chức Khí tượng thế giới về việc này.

PHƯƠNG LINH

Như báo chí Việt Nam và Campuchia đã đưa tin, gần đây có tình trạng nhiều công dân Việt Nam bị lừa đảo, môi giới lao động trái phép sang Campuchia và gặp khó khăn trong quá trình lao động, làm việc. Tại họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương giáp biên giới với Campuchia và phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại để tiếp nhận thông tin, xác minh, triển khai nhiều biện pháp bảo hộ công dân, kịp thời hỗ trợ công dân gặp khó khăn, hoạn nạn, vừa qua đã cứu thoát và đưa về Việt Nam

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn