Trong những ngày chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, có một đoàn nhà báo tiến bộ nước ngoài lên thăm Việt Bắc. Các nhà báo gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề nghị Người cho biết những gì đang xảy ra ở Điện Biên Phủ...

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản Anh hùng ca chiến tranh nhân dân
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản Anh hùng ca chiến tranh nhân dân
KỶ NIỆM 62 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954 - 7-5-2016)
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ - BẢN ANH HÙNG CA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN


(Đoàn dân công đẩy xe đạp thồ chở vũ khí, lương thực, thuốc men cho chiến trường Điện Biên Phủ)

Trong những ngày chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, có một đoàn nhà báo tiến bộ nước ngoài lên thăm Việt Bắc. Các nhà báo gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề nghị Người cho biết những gì đang xảy ra ở Điện Biên Phủ. Người từ tốn và bình thản trở lời: Đây là Điện Biên Phủ,- Người nói và lật ngược chiếc mũ cát trên bàn,- đây là núi,- Người chỉ tay theo vành mũ.- Chúng tôi đang ở đây. Còn phía dưới,- tay Người đặt xuống đáy mũ, - là thung lũng Điện Biên Phủ. Quân Pháp ở đây. Chúng không thể thoát ra được. Có thể chúng sẽ còn ở đấy lâu, nhưng dứt khoát không thể thoát ra được.
“Nằm” dưới chiếc mũ cát của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những đơn vị tinh nhuệ nhất mà Bộ chỉ huy tối cao của Pháp ở Đông Dương tập trung được, là những đơn vị lính dù của quân viễn chinh Pháp và những đơn vị lê dương, tất cả gồm 16.000 tên.
Với phương châm chỉ đạo quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị: "Đánh chắc, tiến chắc...", tại Hội nghị Bộ Chính trị ngày 1-1-1954 khi giao nhiệm vụ cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bác Hồ căn dặn: "Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh".
Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng"; hàng chục vạn dân công ngày đêm trèo đèo lội suối, chị gánh, anh thồ, vận chuyển hàng chục vạn tấn gạo, lương thực, đạn dược phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trong quân sự, bí mật, bất ngờ, là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho chiến thắng. Để vận chuyển đến mặt trận những khẩu đại bác hạng nặng, bộ đội, dân công hỏa tuyến phải làm trên 300km đường xuyên rừng, vượt núi, mà phải tuyệt đối bí mật, không để quân địch biết, mặc dù máy bay chúng luôn ngày đêm dò xét. Để không bị phát hiện, những đơn vị làm đường đã không hề cho nổ một quả mìn nào, mà dùng công cụ thô sơ để đục đá, bạt núi tạo thành đường cho xe cơ giới qua. Trong đêm tối không một ánh lửa, bộ đội, dân công vẫn làm việc, ban ngày lại ngụy trang cẩn thận để che mắt địch. Việc đưa pháo vào trận địa cũng thật đặc biệt. Bộ đội dùng dây thừng buộc vào pháo, rồi chằng vào thân cây lớn. Đêm đến trời tối như mực, các chiến sĩ kéo những khẩu pháo 105 mi-li-mét nặng nề lên núi cao bằng sức người. Những lần dây đứt, các chiến sĩ lao vào dùng thân mình chặn bánh pháo, đôi khi phải hy sinh cả tính mạng để cứu pháo khỏi rơi xuống vực.
Đêm đêm, ngay trước mũi quân thù, bộ đội ta đã đào trên 200km giao thông hào và đường hầm dẫn đến các công sự địch. Nhưng mãi đến lúc trận đánh nổ súng mà quân Pháp vẫn chưa hề hay biết.
Ngày 13 tháng 3, bộ đội ta bắt đầu tấn công mãnh liệt. Những khẩu pháo trong các núi đá, bất thần tới tấp dội bão lửa xuống Điện Biên Phủ. Vòng vây của quân ta như sợi dây thòng lọng, ngày càng xiết chặt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Sự diễn biến mau lẹ của trận đánh làm cho Bộ chỉ huy Pháp kinh ngạc. Theo kế hoạch nhằm giữ vững cứ điểm trung tâm, chúng hy vọng vào sức mạnh của pháo binh và sự yểm trợ tập trung của không quân. Nhưng giờ đây bộ đội ta cũng có pháo binh. Được bố trí ở những điểm cao trên sườn núi, pháo binh của ta đã làm chủ trận địa và gây cho quân địch những tổn thất nặng nề. Các chiến sĩ pháo binh đã trực tiếp bắn tan gần 20 máy bay Pháp ngay trên đường băng. Lưới lửa đạn chính xác của pháo cao xạ Việt Nam đã hạn chế nhiều khả năng hoạt động của quân đội Pháp. Địch thả dù viện binh và tiếp tế xuống Điện Biên Phủ, phần lớn dù đã lọt vào tay ta.
Bộ đội ta bằng cách đào chiến hào tiến gần đến các vị trí của quân Pháp, rút ngắn cự ly cho cuộc tổng công kích mà không sợ bị sát hại trước tầm hỏa lực mạnh của địch. Cuối cùng, những chiến hào này đã tiến sát các cứ điểm kiên cố của Pháp và ép từ hai phía như hai gọng kìm vào từng hầm trú ẩn của địch để tiêu diệt.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, cứ điểm phòng ngự lớn nhất của Pháp ở Điện Biên Phủ mà Tướng Đờ Ca-Xtơ-ri cho rằng là bất khả xâm phạm, đã thất thủ. Tư lệnh tập đoàn cứ điểm của Pháp Đờ Ca-xtơ-ri vừa được thăng cấp tướng cùng với 4 tên quan năm, 6 tên quan tư và 10 tên sĩ quan giơ tay xin hàng. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. Ta tiêu diệt và bắt sống hơn 16.000 binh sĩ Pháp, trong đó có khoảng 1.000 thương binh.
Thắng lợi rực rỡ của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ đã chôn vùi hoàn toàn hy vọng duy trì ách thống trị ở Việt Nam của bọn thực dân, buộc chúng phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về chấm dứt chiến tranh và đảm bảo hòa bình, độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng; băng rôn, biểu ngữ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi Đảng, ca ngợi Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng khắp phố phường. Người dân thủ đô ăn mặt đẹp như ngày hội, tay cầm cờ, hoa chào đón những đơn vị Bộ đội chủ lực của ta chiến thắng vẻ vang từ Điện Biên Phủ trở về, trong tiếng hò reo phấn khởi, giữa những trận mưa hoa, những bài ca và những tràng vỗ tay nồng nhiệt.
Về đây rồi, Hà Nội ơi !
Người đi kháng chiến tám năm trời
Hôm nay về lại đây Hà Nội
Ràn rụa vui lên ướt mắt cười ?
Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, bản anh hùng ca của cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ, thật xứng đáng được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ 20, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đập tan thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng./.

Nguyễn Thọ


KỶ NIỆM 62 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954 - 7-5-2016) CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ - BẢN ANH HÙNG CA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN (Đoàn dân công đẩy xe đạp thồ chở vũ khí, lương thực, thuốc men cho chiến trường Điện Biên Phủ) Trong những ngày chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, có một đoàn nhà báo tiến bộ nước ngoài lên thăm Việt Bắc. Các nhà báo gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề nghị Người cho biết những gì đang xảy ra ở Điện Biên Phủ. Người từ tốn và bình thản trở lời: Đây là Điện Biên Phủ,- Người nói và lật ngược chiếc mũ cát trên bàn,- đây là núi,- Người chỉ tay theo vành mũ.- Ch

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn