Chiến thắng Ðiện Biên Phủ là đỉnh cao chói lọi của chiến công giữ nước, giải phóng dân tộc của Việt Nam đã trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới, biểu tượng của ý chí và sức mạnh vô biên của một dân tộc quyết tâm đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước.
1- Lịch sử Việt Nam kể từ khi hình thành nhà nước đầu tiên đời Hùng Vương, cùng với công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, mở mang văn hóa, là những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm rất ác liệt. Chống ngoại xâm không phải là đặc điểm riêng của một nước nào, nhưng thật hiếm có một dân tộc nào trên thế giới phải chống ngoại xâm nhiều lần với tần số và thời lượng lớn như Việt Nam. Không tính những cuộc chiến đấu còn mang tính huyền thoại thời Hùng Vương mà sử học chưa xác minh được, kể từ cuộc kháng chiến chống Tần cuối thế kỷ III TCN đến những cuộc kháng chiến vừa kết thúc trong thế kỷ 20, dân tộc ta đã phải tiến hành 17 cuộc kháng chiến, trong đó có ba cuộc kháng chiến thất bại dẫn đến ba thời kỳ đô hộ của nước ngoài. Trong vòng 22 thế kỷ đó, thời gian chống ngoại xâm và đô hộ nước ngoài đã lên đến trên 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử. Trong hầu hết trường hợp, quân xâm lược đến từ những nước lớn có đất đai, dân số và tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn ta nhiều lần. Ðó là những đế chế cường thịnh vào loại bậc nhất ở phương Ðông và trên thế giới thời cổ - trung đại, những cường quốc đế quốc chủ nghĩa mạnh nhất của thời đại trong thời cận - hiện đại. Dân tộc ta phải chấp nhận những cuộc chiến đấu vô cùng gay go, ác liệt trong so sánh lực lượng rất chênh lệch. Tuy có những lần thất bại trong kháng chiến giữ nước cũng như trong khởi nghĩa giải phóng dân tộc, nhưng cuối cùng dân tộc ta đã vượt qua mọi thử thách, giành thắng lợi, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia. Lịch sử chống ngoại xâm là một bộ phận của lịch sử Việt Nam và tạo thành dòng lịch sử anh hùng của dân tộc.

Gần như một quy luật được lặp lại nhiều lần trong lịch sử là hầu hết các cuộc kháng chiến giữ nước và chiến tranh giải phóng dân tộc đều kết thúc bằng những trận quyết chiến chiến lược nhằm giành thắng lợi quyết định trên chiến trường và trên cơ sở đó áp dụng những giải pháp ngoại giao chính trị để chấm dứt chiến tranh, lập lại quan hệ hòa hiếu với nước đi xâm lược...

Mỗi cuộc chiến tranh yêu nước và mỗi trận quyết chiến chiến lược trong bối cảnh cụ thể của đất nước và thế giới đều có vị trí và ý nghĩa lịch sử của nó, đều biểu thị tập trung sức sống cùng phẩm giá, tài năng, trí tuệ của dân tộc, đều là niềm tự hào của nhân dân ta.

Trong bối cảnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến thắng Ðiện Biên Phủ là một đỉnh cao của chiến công giữ nước, kết tinh và phát huy, nâng cao các giá trị truyền thống của dân tộc trên cơ sở kết hợp với những tư tưởng tiên tiến của thời đại, giữ vị trí trọng đại trong lịch sử dân tộc và trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

2- Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược năm 1858-1884 là lần đầu tiên dân tộc ta phải đương đầu với một thế lực xâm lược hoàn toàn mới đến từ một cường quốc đế quốc chủ nghĩa phương Tây, từ một nền văn minh công nghiệp với hình thái kinh tế - xã hội và trình độ công nghệ cao hơn hẳn nước ta. Ðây cũng là lúc phương Ðông văn minh từng tỏa chiếu ánh sáng khắp thế giới đã trở thành một phương Ðông lạc hậu và là nạn nhân của công cuộc bành trướng của chủ nghĩa tư bản, của quá trình thực dân hóa. Cuộc kháng chiến chống Pháp do triều Nguyễn lãnh đạo đã thất bại và đất nước lâm vào họa nô lệ của chủ nghĩa thực dân.

Trong thời Pháp thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, nhiều phong trào yêu nước đã liên tiếp bùng nổ, nhưng đều thất bại. Phải hơn nửa thế kỷ sau, vào lúc chiến tranh thế giới kết thúc, chớp thời cơ khi chủ nghĩa phát-xít Nhật thất bại, quân đồng minh chưa kịp vào, thực dân Pháp chưa kịp sang tái chiếm thuộc địa, Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động và lãnh đạo nhân dân ta vùng lên giành chính quyền trên phạm vi cả nước, lập nên thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng 8-1945. Nhưng ngay sau đó, chính quyền độc lập còn rất non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phải đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp vừa là một cuộc kháng chiến giữ nước vì ta đã có chính quyền và quân đội, vừa là sự tiếp nối của cuộc Cách mạng tháng 8-1945 để giành và giữ chủ quyền độc lập... Kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Ðiện Biên Phủ là một đỉnh cao về tính khốc liệt và kéo dài của một cuộc kháng chiến giữ nước trong lịch sử Việt Nam.

3 - Lịch sử chống ngoại xâm giữ vai trò quyết định sự tồn vong của đất nước trước những thách thức của họa xâm lăng, đô hộ và đồng hóa của ngoại bang, tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc. Theo thuyết "thách thức và ứng phó" của nhà nghiên cứu văn hóa lớn nhất của thế kỷ 20 là A.Tonybee, biết cách ứng phó và vượt qua những thách thức đó, cùng với những đặc điểm khác của lịch sử Việt Nam, nhân dân ta đã tạo lập nên bản lĩnh kiên cường và rèn đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp, nhiều giá trị văn hóa quý giá, trong đó nổi bật lên chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực tự cường, tinh thần nhân ái, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc.

Ðấy là nội lực tinh thần vô giá của dân tộc mà mỗi khi được phát huy sẽ dấy lên sức mạnh của cả nước đánh giặc, toàn dân đánh giặc, sức mạnh của chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm. Nguyên nhân sâu xa và cơ bản của ba lần chiến thắng Mông - Nguyên thế kỷ 13 theo Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn là do "vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức", là do "chúng chí thành thành" (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước) và từ đó, "thượng sách giữ nước" là "khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc"...

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp thế kỷ 19, triều Nguyễn không còn đại diện cho ý chí độc lập dân tộc, không còn khả năng phát huy mọi sức mạnh tinh thần và vật chất của toàn dân đánh giặc, không thể tổ chức được một cuộc chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm. Ðó là nguyên nhân căn bản cùng với nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến thất bại và đưa dân tộc vào thảm họa mất nước dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Từ khi thành lập năm 1930, Ðảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, trên cơ sở tiếp thụ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng tiên tiến của thời đại, đã khắc phục những hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến và tư sản, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối giải phóng dân tộc. Trong Cách mạng Tháng Tám rồi kháng chiến chống thực dân Pháp, cả một dân tộc bừng tỉnh và đứng lên, mọi tiềm lực của đất nước được phát huy đến cao độ. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh và với một hệ thống chính trị mới gồm Ðảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, tổ chức xã hội, sức mạnh của mọi tầng lớp xã hội, mọi dân tộc được khơi dậy và tập hợp lại, tạo nên một bước phát triển cao và một chất lượng mới của chiến tranh nhân dân yêu nước chống ngoại xâm. Với ý chí và quyết tâm "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh), toàn thể nhân dân Việt Nam nhất tề đứng lên chiến đấu với tất cả lòng yêu nước, ý thức độc lập tự chủ, tinh thần đoàn kết dân tộc. Ðường lối kháng chiến lâu dài, kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh đã được các tầng lớp nhân dân tự nguyện thực hiện bằng những hình thức phong phú, đa dạng, đầy tính sáng tạo từ gia nhập quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân đến trực tiếp tham gia chiến đấu bằng mọi phương tiện có sẵn trong tay, phục vụ chiến đấu, đi dân công vận chuyển vũ khí, lương thực, xây dựng hậu phương, giữ gìn an ninh... Từ trong chiến đấu đã xuất hiện biết bao sáng tạo của quân dân, biết bao hành động xả thân vì nước, biết bao tấm gương hy sinh cao cả tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Anh hùng cách mạng. Kháng chiến chống Pháp mà trận quyết định là Ðiện Biên Phủ là một đỉnh cao của chiến tranh nhân dân chưa từng có trong lịch sử trước đó, một đỉnh cao của sự kế thừa, phát huy và nâng cao của những giá trị truyền thống của dân tộc.

4- Chiến thắng Ðiện Biên Phủ và Hiệp định Geneve đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và ghi vào lịch sử dân tộc một "cây cột mốc bằng vàng" (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh) với nhiều ý nghĩa vượt ra ngoài phạm vi lịch sử Việt Nam...

Qua cuộc kháng chiến, trên một nửa nước được giải phóng hoàn toàn, chế độ dân chủ cộng hòa đã được xác lập và củng cố về mọi mặt. Vai trò, uy tín của Ðảng Cộng sản Việt Nam được nâng cao, hệ thống chính quyền bám rễ sâu xa trong nhân dân, quân đội trưởng thành, khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh. Ðấy là những thành tựu xây dựng trong chín năm kháng chiến, đặt nền tảng mở ra một thời kỳ phát triển mới trên con đường vừa xây dựng vừa tiếp tục đấu tranh giành lại trọn vẹn độc lập và thống nhất.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước, nhất là ở Ðông-Nam Á, Nam Á, Ðông - Bắc Á. Nhưng rồi các nước đế quốc câu kết với nhau tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc quyết liệt đó, cuộc kháng chiến kiên cường của nhân dân Việt Nam dẫn đến chiến thắng Ðiện Biên Phủ chấn động địa cầu đã ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, nhất là châu Á và châu Phi. Trên bán đảo Ðông Dương, trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân Pháp, liên minh chiến đấu của lực lượng yêu nước và cách mạng của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia được vun đắp. Sau Ðiện Biên Phủ, từ năm 1954 đến 1960, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh và hàng loạt nước giành được độc lập, chủ nghĩa thực dân cùng hệ thống thuộc địa bị sụp đổ. Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 15 năm 1960 thông qua văn kiện lịch sử "Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa". Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đó, Việt Nam với thành công của Cách mạng tháng 8-1945 và chiến thắng Ðiện Biên Phủ được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc. Khẩu hiệu "Việt Nam - Hồ Chí Minh - Ðiện Biên Phủ" được vang lên trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhiều nước, nhất là ở châu Phi. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là những nhân vật lịch sử được đưa vào từ điển về phong trào giải phóng dân tộc của nhiều nước.

Chiến thắng Ðiện Biên Phủ là đỉnh cao chói lọi của chiến công giữ nước, giải phóng dân tộc của Việt Nam đã trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới, biểu tượng của ý chí và sức mạnh vô biên của một dân tộc quyết tâm đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước.
Theo baokhanhhoa.com.vn
1- Lịch sử Việt Nam kể từ khi hình thành nhà nước đầu tiên đời Hùng Vương, cùng với công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, mở mang văn hóa, là những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm rất ác liệt. Chống ngoại xâm không phải là đặc điểm riêng của một nước nào, nhưng thật hiếm có một dân tộc nào trên thế giới phải chống ngoại xâm nhiều lần với tần số và thời lượng lớn như Việt Nam. Không tính những cuộc chiến đấu còn mang tính huyền thoại thời Hùng Vương mà sử học chưa xác minh được, kể từ cuộc kháng chiến chống Tần cuối thế kỷ III TCN đến những cuộc kháng chiến vừa kết thúc trong thế kỷ 20, dân tộc ta đã phải tiến hành 17 cuộc kháng chiến, trong đó có ba cuộc kháng chiến thất bại dẫn đến ba thời

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn