100 năm trước, ngày 7-11-1917 (ngày 25 tháng 10 theo lịch Nga - lịch Julius), dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản (Bôn-sê-vích) đứng đầu là Lê-nin, Cách mạng Tháng Mười Nga đã giành chính quyền về tay Nhân dân.
Cách mạng Tháng Mười Nga sống mãi
Cách mạng Tháng Mười Nga sống mãi
100 năm trước, ngày 7-11-1917 (ngày 25 tháng 10 theo lịch Nga - lịch Julius), dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản (Bôn-sê-vích) đứng đầu là Lê-nin, Cách mạng Tháng Mười Nga đã giành chính quyền về tay Nhân dân.


Hồng quân tiến chiếm Cung điện Mùa Đông 7/11/1917
Từ đó Cách mạng Tháng Mười Nga đi vào lịch sử nhân loại như sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ 20, mở đầu thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế". Cách mạng Tháng Mười thành công, Nhà nước Xô-viết thành lập, tạo nên sự phát triển thần kỳ của đất nước Liên Xô, mở đầu cho sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã có những cống hiến mang tầm vóc lịch sử nhân loại: giải phóng hơn 1,5 tỷ người khỏi chế độ áp bức, bóc lột; góp phần quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít, cứu nhân loại khỏi họa diệt chủng; đánh bại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, buộc chủ nghĩa tư bản phải điều chỉnh; là chỗ dựa vững chắc, là lực lượng tiên phong đẩy mạnh cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển; giúp các dân tộc, các quốc gia ngăn chặn các thế lực phản động quốc tế gây chiến tranh xâm lược; tạo thêm tiền đề cho các quốc gia, các dân tộc xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, phát triển...


Lãnh tụ Đảng Bolshevich V. I. Lenin tuyên bố thành lập Chính quyền Xô Viết tại Đại hội Xô Viết toàn Nga ngày 7-11-1917 tại điện Smolnya, ngay sau khi chiếm Cung điện mùa Đông.
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ. Tới năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% (kế hoạch dự định tăng 48%), hơn 6.000 nhà máy được khắc phục và xây dựng mới. Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Trong hai thập niên 50 và 60 thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6% và trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghịêp của toàn thế giới. Nền khoa học - kĩ thuật Xô viết phát triển mạnh mẽ và thành công vang dội. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1961, Liên Xô phóng tàu “Phương Đông” đưa Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...

Tuy nhiên, trong những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, do nhiều nguyên nhân phức tạp, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết – đất nước Cách mạng Tháng Mười ngày càng đi sâu vào khủng hoảng và tan rã sau những đột biến chính trị. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Ðông Âu, kéo theo thoái trào (dù là tạm thời) của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vào cuối thế kỷ 20. Từ đó, ở Nga, một số người có tư tưởng sai lầm cực đoan muốn đưa biểu tượng búa liềm ra khỏi ngọn cờ chiến thắng, phủ nhận thành qủa Cách mạng Tháng Mười và lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách thay thế ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười bằng cái gọi là “Ngày Hòa giải và Hòa hợp” (ngày 4-11, áp dụng được 5 năm, từ 2005). Nhưng những người chân chính thì không bao giờ bội bạc, xuyên tạc lịch sử, nên đến hôm nay đông đảo nhân dân và những người lãnh đạo có trách nhiệm với nước Nga tin rằng Cách mạng tháng Mười đã đem lại lợi ích cho nhân dân, cho đất nước. Niềm tin này ngày càng tăng lên qua thời gian. Theo kết quả điều tra dư luận do Trung tâm Phân tích Levada tiến hành ở các vùng lãnh thổ khác nhau trên nước Nga, tại những thời điểm khác nhau, lần lượt tỷ lệ người đồng ý với nhận định Cách mạng Tháng Mười mang đến sự nhảy vọt trong phát triển kinh tế và xã hội cho nhân dân Nga như sau: 24% (năm 1990), 31% (năm 2007) và 57% (năm 2008). Đặc biệt vào ngày 11-4-2009, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev lúc bấy giờ đã ký đạo luật Liên bang khôi phục ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười (7-11) kể từ năm 2010 thay cho ngày Hòa giải và Hòa hợp (4-11). Và mới đây, Tổng thống Nga V.Putin ký Sắc lệnh về việc chuẩn bị các biện pháp kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng ở Nga, giao cho Hội lịch sử Nga thành lập Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm, Bộ văn hóa Nga bảo đảm mọi mặt cho công tác của Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga; yêu cầu các cơ quan nhà nước Liên bang, cơ quan quyền lực các địa phương, các tổ chức xã hội, khoa học và giáo dục thuộc Liên bang tham gia các hoạt động kỷ niệm trọng đại này.

Những sự kiện này một lần nữa cho thấy những giá trị thời Xô-viết nay đang được nhìn nhận lại hết sức nghiêm túc, chân giá trị của Cách mạng Tháng Mười càng được khẳng định. Nước Nga – Lê-nin – Cách mạng tháng Mười vừa là niềm tự hào, vừa là giá trị vĩnh cửu mà người Nga nhận thấy cần phải được giữ gìn.

Có thể nói Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là Người gieo hạt để tạo nên những thành quả vĩ đại của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong 100 năm qua, nhất là thành tựu cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Điều này càng chứng tỏ bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sức sáng tạo, năng lực đổi mới và những đóng góp của Cách mạng Tháng Mười, của các nước xã hội chủ nghĩa cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội. Từ những bài học thành công và thất bại, từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, theo quy luật khách quan, lịch sử nhất định sẽ có bước phát triển mới, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Đối với cách mạng Việt Nam, đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, dưới sự lãnh đạo của Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 và các cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, đưa cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục tinh thần đấu tranh cách mạng, 30 năm qua, Ðảng và nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới toàn diện, sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển.

Kỷ niệm lần thứ 100 cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa thắng lợi đầu tiên trên thế giới, với lòng biết ơn sâu sắc, niềm tự hào và niềm tin tất thắng, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam luôn kiên định giương cao ngọn cờ tư tưởng bất diệt của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Tinh thần Cách mạng Tháng Mười cổ vũ chúng ta phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục tiến lên trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu cao đẹp: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cách Mạng Tháng Mười Nga sống mãi trong lòng người Việt Nam và trong trái tim loài người tiến bộ!

Chuẩn bị cho Cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ, Moscow ngày 7/11/2011. Những chiếc xe tăng T-34 (ảnh) từng dự duyệt binh tại Quảng trưởng Đỏ và tiến thẳng ra mặt trận ngày 07/11/1943 cũng tham gia Cuộc diễu binh này. (Ảnh từ báo Nga)
Bửu Sơn
100 năm trước, ngày 7-11-1917 (ngày 25 tháng 10 theo lịch Nga - lịch Julius), dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản (Bôn-sê-vích) đứng đầu là Lê-nin, Cách mạng Tháng Mười Nga đã giành chính quyền về tay Nhân dân. Hồng quân tiến chiếm Cung điện Mùa Đông 7/11/1917 Từ đó Cách mạng Tháng Mười Nga đi vào lịch sử nhân loại như sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ 20, mở đầu thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn