Ngày 22/9, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc một số tổ chức nhân quyền nước ngoài có ý kiến trái chiều đối với việc Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà một số tổ chức nước ngoài đã đưa ra về tình hình Việt Nam.

Bác bỏ những nội dung sai sự thật về tình hình Việt Nam
Bác bỏ những nội dung sai sự thật về tình hình Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Như đã nhiều lần khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Mới đây nhất, tháng 3/2022, Việt Nam đã công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III, thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam đối với cơ chế UPR nói riêng và trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người nói chung.

Việt Nam luôn tích cực thể hiện tinh thần hợp tác với các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đồng thời cũng thường xuyên duy trì các cơ chế đối thoại nhân quyền song phương với một số nước; sẵn sàng cung cấp, trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau.

Liên quan tới quan điểm của Việt Nam trong vấn đề giá lúa gạo hiện nay, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

 

Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu, trong đó có an ninh lương thực. Từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh khối lượng xuất khẩu lương thực. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục 4,19 triệu tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với vấn đề giá lúa gạo, với vai trò quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng quy luật thị trường, tuân thủ đúng theo các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và ký kết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Như đã nhiều lần khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Mới đây nhất, tháng 3/2022, Việt Nam đã công bố Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ III, thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam đối với cơ chế UPR nói riêng và trong v

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
          Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn