Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, cùng với cả nước, quân và dân Khánh Hòa đã viết nên những trang sử hào hùng về tinh thần quyết chiến, quyết thắng bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, với nhiều sự kiện lịch sử đã trở thành những mốc son chói lọi, nổi bật là sự kiện Ngày Nha Trang - Khánh Hòa kháng chiến (23/10/1945).
Âm hưởng hào hùng của chiến công Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa
Âm hưởng hào hùng của chiến công Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, cùng với cả nước, quân và dân Khánh Hòa đã viết nên những trang sử hào hùng về tinh thần quyết chiến, quyết thắng bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, với nhiều sự kiện lịch sử đã trở thành những mốc son chói lọi, nổi bật là sự kiện Ngày Nha Trang - Khánh Hòa kháng chiến (23/10/1945).

 

Ngày 23/9/1945, với dã tâm quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai, sau đó mở rộng chiếm đóng các tỉnh Nam Bộ. Đầu tháng 10/1945, quân Pháp điều chiến hạm Risơliơ túc trực trên vùng biển Nha Trang. Trong hai ngày 06/10 và 12/10, chúng đổ bộ gần 1.000 quân lên bãi biển trước Hotel Beau Rivage (nay là số 40, đường Trần Phú), đồng thời chiếm các vị trí then chốt trong thị xã Nha Trang, tăng cường một số phương tiện chiến tranh.

 

Mục đích thực dân Pháp đánh chiếm sớm Nha Trang - Khánh Hòa nhằm làm bàn đạp, mở rộng tiến công ra các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, đồng thời uy hiếp trực tiếp con đường chi viện của miền Bắc, miền Trung vào Nam Bộ. Cho nên, vây chặt giặc Pháp trong Nha Trang để giữ được con đường chi viện cho Nam Bộ là một yêu cầu bức thiết mà Trung ương đã đặt ra cho các đảng bộ và chính quyền cách mạng miền Trung, trực tiếp là Đảng bộ, quân và dân Nha Trang - Khánh Hòa.

 

Ngày 23/10/1945, tức là chỉ hai tháng sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi, chiến tranh thực sự đã diễn ra tại Nha Trang. Với quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, quân và dân Khánh Hòa cùng cả nước đã tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp trong bối cảnh tình hình đất nước có nhiều thuận lợi những cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Quán triệt nhiệm vụ Trung ương và Xứ ủy giao, rạng sáng ngày 23/10/1945, tiếng súng giòn giã của quân, dân Khánh Hòa giáng xuống đầu giặc đã mở đầu cho cuộc chiến đấu anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược ở Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa. Một loạt các vị trí của địch bị lực lượng ta tấn công: Ga Nha Trang, Nhà Đèn, Kho vũ khí Bình Tân… Tại Ga Nha Trang cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. Nơi đây, Đại đội Trưởng tự vệ Võ Văn Ký đã chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng.

 

Thực hiện đúng kế hoạch của ban lãnh đạo, sau cuộc tấn công tiêu hao sinh lực địch; các đơn vị chiến đấu của ta rút khỏi nội thành củng cố tổ chức và khẩn trương lập các phòng tuyến tiếp tục bao vây, giam chân địch. Trên các đường phố, cuộc chiến đấu của bộ đội, tự vệ Nha Trang chống trả quân Pháp diễn ra gay go, quyết liệt, ngày đêm không ngớt tiếng súng, gây cho địch nhiều thiệt hại. Cả Khánh Hòa trở thành một mặt trận chiến đấu chống quân thù.

 

Với biết bao khó khăn của những ngày đầu kháng chiến, nhưng quân và dân ta đã bám trụ vững chắc suốt 101 ngày đêm, làm thất bại một bước âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao phó. Với những thắng lợi quan trọng đó, cuộc chiến đấu của quân và dân ta tại Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi trong thư gửi các chiến sĩ Nam Bộ và Nam Trung Bộ nhân kỷ niệm Quân đội ta tròn 1 tuổi (22/12/1944 - 22/12/1945): “Chính phủ Dân chủ Cộng hòa rất khen ngợi chiến sĩ ở các mặt trận miền Nam, đặc biệt là các chiến sĩ ở Nha Trang và ở Trà Vinh đã làm gương anh dũng cho toàn quốc. Tổ quốc biết ơn các bạn. Toàn thể đồng bào noi gương các bạn”. Đây là phần thưởng cao quý, niềm tự hào to lớn của quân và dân Nha Trang - Khánh Hòa trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

Bộ đội Nam tiến Lê Trung Đình chiến đấu tại hầm xe lửa đèo Rù Rì

 

Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa là biểu hiện sinh động của tư tưởng tiến công cách mạng và đường lối chiến tranh nhân dân. Trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa đã nắm chắc tình thế, chủ động và kiên quyết tiến công địch, đã đẩy quân địch từ thế chủ động, hùng hổ gây chiến sang thế phòng thủ bị động, hoảng sợ, rơi vào thế trận nhân dân của chúng ta và sa lầy ở Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa, tạo ra khoảng thời gian quý báu để tỉnh ta cùng cả nước tranh thủ củng cố xây dựng lực lượng về mọi mặt sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ”.

 

Đây còn là cuộc hội quân cả nước của quân đội ta. Mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa đã nhận được sự giúp đỡ, chi viện sức người, sức của, sự động viên cổ vũ kịp thời và to lớn của đồng bào, chiến sĩ cả nước, là nơi tập trung các đơn vị Nam tiến của nhiều địa phương cùng với quân và dân Khánh Hòa đoàn kết phối hợp chiến đấu. Nhân dân Khánh Hòa đối với các chiến sĩ đến từ mọi miền đất nước như con em ruột thịt của mình. Từ ngày ấy, tình nghĩa Bắc Nam càng thêm thắm thiết... Đó là biểu hiện của ý chí và khát vọng độc lập thống nhất non sông luôn cháy bỏng trong mỗi người dân Việt Nam - tạo nên nguồn sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, để bảo vệ chân lý vĩnh hằng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

 

Cuộc chiến đấu ở mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như: về bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, Chính phủ, đồng thời phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của Đảng bộ, quân, dân Khánh Hòa; phải dựa vào dân, khơi dậy truyền thống yêu nước trong Nhân dân, tổ chức phát động toàn dân kháng chiến; phát huy tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân cả nước; kinh nghiệm về đánh địch trong đô thị, chiến thuật phòng ngự trận địa theo tuyến để ngăn chặn địch.

 

Đã 75 năm trôi qua, nhưng chiến công của quân và dân Khánh Hòa trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp không bao giờ phai mờ, mà vẫn luôn được quân và dân Khánh Hòa nuôi dưỡng và biến thành nguồn năng mới, sức sống mới trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Ngày 27/02/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 169-KH/TU, về tổ chức các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm trong năm 2020, theo đó đã đề nghị các địa phương, đơn vị, đặc biệt là thành phố Nha Trang tổ chức nghiêm túc, trang trọng các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Nha Trang - Khánh Hòa kháng chiến (23/10/1945 - 23/10/2020), nhằm tiếp tục khẳng định tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của sự kiện. Đồng thời, nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong việc phát huy truyền thống anh hùng cách mạng của quê hương, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, ra sức, nỗ lực thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, phấn đấu xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước.

 

Khánh Tuyên

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, cùng với cả nước, quân và dân Khánh Hòa đã viết nên những trang sử hào hùng về tinh thần quyết chiến, quyết thắng bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, với nhiều sự kiện lịch sử đã trở thành những mốc son chói lọi, nổi bật là sự kiện Ngày Nha Trang - Khánh Hòa kháng chiến (23/10/1945).   Ngày 23/9/1945, với dã tâm quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai, sau đó mở rộng chiếm đóng các tỉnh Nam Bộ. Đầu tháng 10/1945, quân Pháp điều chiến hạm Risơliơ túc trực trên vùng biển Nha Trang. Trong hai ngày 06

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn