Ngày 18-2-1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 22c quy định ngày 1-5 là một trong những ngày lễ chính thức của nước ta.“Ngày này chẳng những là ngày Tết lao động, mà còn là ngày nhân dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”. 
1-5 và những mốc son sáng chói
1-5 và những mốc son sáng chói

Ngày 1-5-1886, tại thành phố Chicago (Mỹ) hưởng ứng lời kêu gọi của “Liên đoàn lao động Mỹ”, công nhân toàn thành phố tiến hành bãi công 40 ngày không đến nhà máy làm việc, đồng thời, tổ chức mít-tinh, biểu tình trên đường phố với khẩu hiệu “ngày làm việc tám giờ”. Vụ tàn sát đẫm máu của chính quyền diễn ra nhiều ngày sau đó gây chấn động lớn làm nổi dậy làn sóng bãi công, mít-tinh lan ra toàn thế giới, như: Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan… buộc Chính phủ phải ban hành đạo luật ngày làm việc tám giờ. Đại hội thành lập Quốc tế thứ II diễn ra ngày 14-7-1889 thông qua Nghị quyết lấy ngày 1-5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động (CNLĐ) trên toàn thế giới, trở thành Ngày Quốc tế Lao động.

Từ những năm đầu của thế kỷ XX, đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam giúp CNLĐ Việt Nam hiểu rõ phong trào cộng sản, công nhân, công đoàn thế giới, nhất là về Cách mạng Tháng Mười Nga và Ngày Quốc tế Lao động 1-5. Ngày 1-5-1925, công nhân Chợ Lớn, công nhân đường sắt Dĩ An và công nhân Đà Nẵng biểu tình bày tỏ ý chí bảo vệ Liên bang Xô-viết. Tháng 8-1925, công nhân Nhà máy đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công đòi tăng lương, ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân Thượng Hải, Trung Quốc. Những cuộc đấu tranh đầu tiên ấy đánh dấu sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, một mốc son trong phong trào công nhân Việt Nam phát triển từ tự phát đến tự giác.

Tháng 2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng xác định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nòng cốt trong khối liên minh công - nông. Phong trào đấu tranh ngày 1-5-1930 đã mở đầu cho cao trào cách mạng 1930-1931. Lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn, vận động của Công hội đỏ, công nhân cùng nông dân mít-tinh biểu tình kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1-5, đấu tranh đòi quyền lợi, bày tỏ tình đoàn kết với CNLĐ thế giới.

Ngày 18-2-1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 22c quy định ngày 1-5 là một trong những ngày lễ chính thức của nước ta. Ngày 29-4-1946, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 56 quy định công nhân được hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1-5. Ngày 1-5-1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Ngày Quốc tế Lao động 1-5 được tổ chức kỷ niệm mít-tinh trọng thể tại Hà Nội, với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động. Để từ đó, Ngày Quốc tế Lao động (1-5) hằng năm là một trong những ngày lễ lớn của đất nước, ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. “Ngày này chẳng những là ngày Tết lao động, mà còn là ngày nhân dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”.

Ngày 1/5 năm nay cũng mở đầu cho Tháng công nhân năm 2017. Đây cũng là dịp để các cấp, các ngành, nhất là tổ chức công đoàn đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.

Theo Báo Nhân dân


Ngày 1-5-1886, tại thành phố Chicago (Mỹ) hưởng ứng lời kêu gọi của “Liên đoàn lao động Mỹ”, công nhân toàn thành phố tiến hành bãi công 40 ngày không đến nhà máy làm việc, đồng thời, tổ chức mít-tinh, biểu tình trên đường phố với khẩu hiệu “ngày làm việc tám giờ”. Vụ tàn sát đẫm máu của chính quyền diễn ra nhiều ngày sau đó gây chấn động lớn làm nổi dậy làn sóng bãi công, mít-tinh lan ra toàn thế giới, như: Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan… buộc Chính phủ phải ban hành đạo luật ngày làm việc tám giờ. Đại hội thành lập Quốc tế thứ II diễn ra ngày 14-7-1889 thông qua Nghị quyết lấy ngày 1-5 làm ngày đoàn kết

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn