Thực hiện Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền thực hiện 03 đề án, dự án quan trọng hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2030), nhằm tạo sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự đồng thuận trong Nhân dân, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn tuyên truyền trong toàn Đảng bộ tỉnh về thực hiện 03 đề án, dự án quan trọng của Đảng: Đề án Xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam; Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng và Dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới Khu Nhà khách Hồ Tây.

03 đề án, dự án quan trọng hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
03 đề án, dự án quan trọng hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đề án xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được xây dựng cùng với những tài liệu, hiện vật quý hiếm, giải pháp mỹ thuật, kỹ thuật trưng bày, công nghệ, trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tái hiện một cách chân thực, sinh động quá trình lịch sử và những đóng góp vĩ đại của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; sẽ trở thành một thiết chế văn hóa, trung tâm thông tin chính trị - văn hóa - xã hội tiêu biểu của quốc gia, dân tộc Việt Nam, phản ánh đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một kênh truyền thông nhằm tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu về lịch sử Đảng, thu hút, hấp dẫn công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ tìm hiểu về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc Việt Nam anh hùng.

Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam là công trình chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và bảo đảm tầm nhìn trong 100 năm tới và những năm tiếp theo; là công trình Bảo tàng cấp quốc gia, loại hình bảo tàng lịch sử xã hội trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam; là một công trình tiêu biểu, có quy mô lớn, khoa học vừa mang đậm tính truyền thống, bản sắc dân tộc, gần gũi, thân thiện nhưng cũng mang dấu ấn của thời đại và đạt đẳng cấp quốc tế, hiện đại; hợp lý về quy hoạch, đầy đủ về công năng, hài hòa với kiến trúc cảnh quan đô thị; bảo đảm thể hiện được tính tổng thể và bao quát, tính mở để dễ dàng, thuận lợi trong việc cập nhật nội dung, hình thức trưng bày phù hợp với điều kiện từng giai đoạn, bổ sung những giai đoạn tiếp theo trong tương lai, xứng tầm với bề dày lịch sử vẻ vang, sự đóng góp vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Góp phần tôn vinh truyền thống vẻ vang, những đóng góp vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam; vai trò lãnh đạo và hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ tiền bối của Đảng và các đồng chí Tổng Bí thư qua các thời kỳ đã có những đóng góp to lớn cho Đảng và sự nghiệp cách mạng. Đồng thời, góp phần giúp cán bộ, đảng viên, quần chúng, Nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế hiểu biết đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò lãnh đạo, tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng, là điểm đến văn hóa, du lịch mang tầm quốc gia và khu vực, có tính hấp dẫn cao đối với du khách và bạn bè quốc tế; là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Góp phần giáo dục cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ về lịch sử vẻ vang của Đảng, về những chủ trương, đường lối, quyết sách của Đảng trong vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như công cuộc đổi mới, dựng xây đất nước và hội nhập quốc tế trên chặng đường 100 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam; hun đúc, khơi dậy lòng tự hào của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, qua đó khích lệ, động viên, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được đầu tư xây dựng tại Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tổng diện tích sàn xây dựng công trình chính và các công trình phục vụ nhà Bảo tàng khoảng 25.000m2 - 30.000 m2; diện tích các công trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật khoảng 90.000m2; dự kiến công trình chính gồm 1 - 2 tầng hầm và 3 - 5 tầng nổi, bảo đảm chiều cao tĩnh không theo quy định. Đầu tư đồng bộ hệ thống các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật, diện tích cây xanh cảnh quan kết hợp khu trưng bày ngoài trời. Áp dụng kỹ thuật công nghệ, thiết bị phục vụ hoạt động của dự án, thiết bị phục vụ công tác bảo quản, trưng bày... hiện đại, tiên tiến trên thế giới.

Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan đảng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan tâm, chỉ đạo triển khai qua các Đề án, Chương trình theo từng giai đoạn và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng hiệu quả cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy các cấp, chưa phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số trong thời gian hiện nay, như: Mạng thông tin diện rộng của Đảng thiết kế theo mô hình phân cấp, không kết nối tới xã, phường; dữ liệu phân tán, không cập nhật đầy đủ nên khó khăn trong việc khai thác, sử dụng dụng thông tin trong các cơ quan Đảng và liên thông, chia sẻ thông tin với cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin còn nhiều hạn chế.

Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng là rất cần thiết để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất, trực tiếp của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, các cơ quan Đảng cần tổ chức, phát triển dữ liệu số trên nền tảng số và hạ tầng số tập trung tại Trung ương; số hóa dữ liệu và quy trình; cung cấp dữ liệu theo thời gian thực và các công cụ số hiện đại; kết nối, liên thông đồng bộ thông suốt từ Trung ương đến cơ sở, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hiệu quả cho công tác tham mưu, tổng hợp và các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tại cơ quan Đảng các cấp, nâng cao chất lượng công việc, tối ưu hóa nguồn lực.

Chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan Đảng nhằm đổi mới, tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ, thực chất, nâng cao chất lượng trong phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phong cách công tác, lề lối làm việc và nâng cao hiệu quả, giảm thời gian giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức các cấp, góp phần quan trọng vào cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan Đảng. Tổ chức hạ tầng số, nền tảng số tổng thể, đồng bộ, hiện đại; tăng cường năng lực, tái cấu trúc hạ tầng kỹ thuật và tổ chức, phát triển các hệ thống thông tin, dữ liệu theo kiến trúc thống nhất, tập trung tại Trung ương; ứng dụng công nghệ số đổi mới quy trình nghiệp vụ; tăng cường kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho công tác tham mưu, phục vụ và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tại các cơ quan Đảng từ Trung ương đến cơ sở, đến cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; kiện toàn tổ chức bộ máy, nguồn lực triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật và xác thực thông tin theo quy định của pháp luật; phù hợp, tương đồng với Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Mục tiêu cụ thể đối với chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng:

- Đối với hạ tầng số: Hoàn thành tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin sang hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, có tính dự phòng cao, đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; 100% các cơ quan Đảng 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở được trang bị thiết bị hiện đại, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sử dụng, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; đường truyền kết nối thông suốt từ Trung ương tới cơ sở, bảo đảm băng thông đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, kết nối liên thông với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; 100% cán bộ trong các cơ quan đảng được trang bị chữ ký số theo quy định.

- Đối với ứng dụng số: Quý I/2025, hoàn thành các ứng dụng số phục vụ đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030; năm 2027, triển khai hoàn thành 70% các ứng dụng số; năm 2028, triển khai hoàn thành 100% các ứng dụng số.

- Đối với dữ liệu số: Năm 2025, dữ liệu đã số hóa được làm sạch và được sử dụng thường xuyên; 100% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng được đánh giá, bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; người sử dụng truy cập vào hệ sinh thái các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Đảng có định danh số và xác thực tập trung, thống nhất; thông tin về tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức được số hóa và thực hiện trên môi trường số; các vụ việc, khiếu nại tố cáo, dấu hiệu vi phạm của cán bộ, công chức, đảng viên được quản lý trên môi trường số; nội dung công tác tuyên giáo được thực hiện trên môi trường số; thông tin, dữ liệu, văn bản về các lĩnh vực trong công tác tuyên giáo được cung cấp chính thức, kịp thời; đơn, thư, khiếu nại tố cáo được thực hiện trên môi trường số; thông tin chung về công tác dân vận được số hóa và thực hiện trên môi trường số; các yêu cầu thông tin, số liệu về kinh tế - xã hội phục vụ công tác tham mưu, thẩm định được thực hiện tổng hợp, phân tích và khai thác qua môi trường số; thông tin tuyên truyền đối ngoại được số hóa và thực hiện trên môi trường số; văn bản không mật được ký số, gửi, nhận, xử lý trên môi trường số và có thể xử lý trên thiết bị di động, mọi lúc, mọi nơi; công tác tổng hợp, báo cáo được thực hiện trên môi trường số; hồ sơ, tài liệu không mật, hướng tới tất cả các tài liệu mật, tối mật của Đảng được số hóa và quản lý, sử dụng trên môi trường số; thông tin về sức khỏe của cán bộ (từ cấp thứ trưởng và tương đương trở xuống) được số hóa và quản lý, sử dụng trên môi trường số; hệ thống thông tin trên toàn hệ thống phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị của Đảng được xây dựng, cập nhật dữ liệu thường xuyên và có thể kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.

Dự án Cải tạo, nâng cấp và xây mới Khu Nhà khách Hồ Tây

Nhà khách Hồ Tây đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trên 50 năm, chỉ thực hiện sửa cấp độ quy mô nhỏ lẻ, chưa được đầu tư nâng cấp toàn diện nên các hạng mục công trình đã xuống cấp.

Trong nhiều năm trở lại đây, do điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất các khối nhà khách của Trung ương Đảng chưa bảo đảm để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng tập trung (đặc biệt là công tác phục vụ các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc), hoạt động đối ngoại, nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội. Do đó, việc đầu tư để đưa Nhà khách Hồ Tây trở thành một quần thể công trình cao cấp, có thể đáp ứng đa dạng, đầy đủ các chương trình hội nghị, hội thảo và các sự kiện chính trị, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội là rất cần thiết.

Khu Nhà khách Hồ Tây được xây mới sẽ là nơi tổ chức các chương trình, sự kiện chính trị đối nội, đối ngoại, các hoạt động quan trọng của Đảng, Chính phủ và Quốc hội (Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; tổ chức đón tiếp trong nhà các đoàn khách quốc tế lớn đến thăm, lưu trú và làm việc; tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước...); là một quần thể công trình cao cấp, mang đậm giá trị văn hóa, hiện đại, tập trung.

Khu Nhà khách Hồ Tây được cải tạo nâng cấp và xây mới tại số 43 Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Các hạng mục chính dự kiến đầu tư xây dựng gồm: Công trình khách sạn cao tầng; khu trung tâm văn hóa - nhà đa năng; khu trung tâm hội nghị; khu biệt thự thấp tầng; khu hạ tầng, cảnh quan, sân đường nội bộ; khu hành chính và các khu phụ trợ phục vụ tổng thể toàn khối Nhà khách; áp dụng hệ thống quản lý tòa nhà thông minh, các ứng dụng công nghệ dựa trên nền tảng số để triển khai thiết kế, lắp đặt, sử dụng công trình nhằm tối ưu hóa công tác tổ chức quản lý, vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.

N.T

Đề án xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được xây dựng cùng với những tài liệu, hiện vật quý hiếm, giải pháp mỹ thuật, kỹ thuật trưng bày, công nghệ, trang thiết bị, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, tái hiện một cách chân thực, sinh động quá trình lịch sử và những đóng góp vĩ đại của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; sẽ trở thành một thiết chế văn hóa, trung tâm thông tin chính trị - văn hóa - xã hội tiêu biểu của quốc gia, dân tộc Việt Nam, phản ánh đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một kênh truyền thông nhằm tuyên truyền, giáo dục, giới thiệu về lịch sử Đảng, thu hút, h

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn