NDO - Sáng 8/8, tại thành phố Nha Trang, Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo khoa học Giá trị tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” trong thực tiễn xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Vận dụng lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội trong xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa
Vận dụng lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội trong xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa

Quang cảnh Hội thảo

Sau gần 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 24/12/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Khánh Hòa đã khai thác và phát huy tương đối tốt các tiềm năng, lợi thế, nhất là lợi thế về biển trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế của tỉnh chưa được khai thác hợp lý, hiệu quả, chưa tạo được đột phá cho phát triển. Khánh Hòa chưa thực sự trở thành đô thị hạt nhân, động lực phát triển, cửa ngõ chính ra Biển Đông của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Theo tinh thần Nghị quyết số 9 của Bộ Chính trị, đến năm 2030 Khánh Hòa phải đạt mục tiêu: Là thành phố trực thuộc Trung ương; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao...

Để đạt được mục tiêu trên, Khánh Hòa tập trung đánh giá kết quả hoạt động của các ngành, các lĩnh vực của tỉnh trong thời gian qua; đồng thời nghiên cứu và học tập tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Qua đó, nâng cao nhận thức giá trị của tác phẩm và vận dụng tinh thần nội dung của tác phẩm trong xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...

 

Nhiều tham luận gắn tác phẩm của Tổng Bí thư với thực tiễn địa phương như: bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; công tác thu hút các nguồn lực đầu tư góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 9 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển Khu kinh tế Vân Phong; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh...

Theo Báo Nhân dân điện tử

https://nhandan.vn/van-dung-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-trong-xay-dung-va-phat-trien-tinh-khanh-hoa-post709369.html

 

Quang cảnh Hội thảo Sau gần 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 24/12/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Khánh Hòa đã khai thác và phát huy tương đối tốt các tiềm năng, lợi thế, nhất là lợi thế về biển trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế của tỉnh chưa được khai thác hợp lý, hiệu quả, chưa tạo được đột phá cho phát triển. Khánh Hòa chưa thực sự trở thành đô thị hạt nhân, động lực phát triển, cửa ngõ chính ra Biển Đông của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo tinh thần Nghị quyết số 9 của Bộ Chính trị, đến năm 2030 Khánh Hòa phải đạt mục tiêu: Là thành phố trực thuộc Trung ươn

Tin khác cùng chủ đề

Niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, toàn ngành Tuyên giáo tiếp tục đoàn kết, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao
 Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thận trọng, phù hợp, bảo đảm hiệu quả
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị"
Phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2025
Các điểm du lịch ở Nha Trang hút khách dịp lễ
Công bố và trao 4 quyết định về công tác cán bộ

Gửi bình luận của bạn