Vấn đề đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm rất sớm, nhất quán và xuyên suốt. Người khẳng định, đạo đức như gốc của cây, nguồn của sông, “người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Vấn đề đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm rất sớm, nhất quán và xuyên suốt. Người khẳng định, đạo đức như gốc của cây, nguồn của sông, “người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Từ năm 1927, Bác đã viết tác phẩm “Đường cách mệnh”; năm 1947 Bác viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”; năm 1958 Bác viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng”; năm 1965 đến 1969 Bác viết Di chúc, trong Di chúc Bác cũng nói nhiều về “đạo đức cách mạng” và vào ngày thành lập Đảng 03/02/1969 Bác viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Đó là những tác phẩm tiêu biểu thể hiện tư tưởng của Bác về đạo đức cách mạng, cùng hàng trăm bài nói, bài viết khác Bác đề cập đến việc bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp và dân tộc.

Cách đây 60 năm, vào tháng 12 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” nhằm giáo dục, uốn nắn, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thường xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức các mạng, để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao, để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức, là văn minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh đạo đức là cái gốc của con người qua tất cả mọi thời đại, Người còn đưa ra khái niệm mới, đề cập một nội dung mới, phản ánh đạo đức ở tầm cao hơn, rộng hơn, sâu sắc hơn, đó là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Theo Người, đạo đức cách mạng gồm 8 luận điểm như sau:

Thứ nhất, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng.

Thứ hai, là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.

Thứ ba, là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.

Thứ tư, là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng.

Thứ năm, là phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch.

Thứ sáu, là kiên quyết làm đúng nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Thứ bảy, đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.

Thứ tám, là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.

Cho dù sự diễn đạt khác nhau, nhưng quan niệm về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên nêu trên được luận giải xuyên suốt, nhất quán trong các tác phẩm của Người là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Hiện nay, khái niệm đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên được vận dụng trong các văn bản của Đảng và pháp luật của Nhà nước theo đúng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điển hình như quy định của Điều 15, Luật cán bộ, công chức: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ”.

Từ nội hàm của đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục phân tích tính khách quan của đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên, xuất phát từ chính yêu cầu của Đảng cầm quyền, nhằm góp phần giữ vững lập trường quan điểm, bản lĩnh chính trị của người cách mạng. Bởi có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, lùi bước. “Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng”. Bởi theo Người, có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.

Thấm nhuần vai trò của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã bổ sung thêm một thành tố quan trọng thứ tư trong công tác xây dựng Đảng: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Việc bổ sung xây dựng Đảng về đạo đức trong mục tiêu của công tác xây dựng Đảng là vấn đề mới rất quan trọng và cần thiết trong tình hình hiện nay. Điều đó thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta trong việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng, Bác Hồ về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị là “coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc”; đồng thời, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” .

Về tác hại của suy thoái đạo đức cách mạng, trong tác phẩm Đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ tác hại của tình trạng suy thoái đạo đức cách mạng do chủ nghĩa cá nhân. Người ví chủ nghĩa cá nhân nguy hiểm như kẻ địch - “địch nội xâm”, “địch trong lòng” luôn chi phối hành vi của con người, dẫn dắt con người đến cái xấu, cái ác, nếu không kiên quyết, kiên trì giáo dục, rèn luyện. Thấm nhuần những tư tưởng của Người về tác hại của sự suy thoái đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên, Đảng ta đã cảnh báo “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa “chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ bài viết này mà tất cả các bài viết về đạo đức cách mạng, Người luôn đánh giá rất khách quan thực trạng đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trên cả hai phương diện ưu điểm và khuyết điểm. Người không quên nhắc đến những tấm gương đạo đức sáng ngời của đa số cán bộ, đảng viên mà chính họ đã góp phần quyết định vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược như các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác đã vì dân, vì Đảng mà oanh liệt hy sinh, đã nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập.

Bên cạnh đa số cán bộ, đảng viên giữ được đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ một số cán bộ, đảng viên mà “họ để chủ nghĩa cá nhân chớm nở, họ yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, họ muốn lựa chọn công tác theo ý thích của cá nhân mình, không muốn làm công tác mà đoàn thể giao phó cho họ. Họ muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm nặng. Dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng kém sút; họ quên rằng tiêu chuẩn số một của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”.

Trong thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được coi là nhiệm vụ then chốt và trở thành yêu cầu cấp bách. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” xác định 3 vấn đề cấp bách nhất thì “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” được xác định là cấp bách nhất. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII tiếp tục chỉ rõ 9 biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện của suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Theo số liệu của Ban Nội chính Trung ương, trong 5 năm qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật Đảng 77.662 đảng viên vi phạm, trong đó hơn 4.300 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái (chiếm tỷ lệ 5,5,%). Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 500 tổ chức đảng và 35 ngàn đảng viên vi phạm, trong đó 1.300 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái (chiếm tỷ lệ 3,7%).

Đó là minh chứng sinh động, chứng minh chỉ có sự tự giác rèn luyện của từng cán bộ, đảng viên thì mới tạo được chuyển biến căn bản trong phòng chống suy thoái về đạo đức, lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, “Lời nói và việc làm của đảng viên rất quan hệ đến sự nghiệp cách mạng, vì nó ảnh hưởng lớn đến quần chúng”. Những chính sách và nghị quyết của Đảng đều vì lợi ích của nhân dân. Đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khǎn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngǎn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân.

Thực hiện lời dạy của Bác, với lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp hành chỉ đạo của Trung ương, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã chú trọng giáo dục tuyên truyền nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, trong đó đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị đạt kết quả tích cực. Thông qua tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc và cụ thể hóa thực hiện sát với tình hình thực tiễn, việc học tập và làm theo Bác được tiếp nối liên tục từ Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) đến Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) trong toàn Đảng bộ tỉnh ngày càng đi vào nền nếp. Với phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, nhiều địa phương đã đề cao trách nhiệm nêu gương, nhất là trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu để cấp dưới và đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân làm theo. Trong hành vi, lời nói ứng xử hàng ngày của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giải quyết công việc, trong quan hệ với đồng nghiệp và Nhân dân chuẩn mực hơn, góp phần hạn chế các hành vi nhũng nhiễu gây phiền hà cho Nhân dân. Các đồng chí lãnh đạo từ tỉnh đến địa phương đã tăng cường đối thoại trực tiếp với Nhân dân; từng bước chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đối với cán bộ, công chức đang công tác tại các sở, ngành, đơn vị có các lĩnh vực “nhạy cảm”, những công việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với công dân... hướng tới việc xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức công chức, công vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, trước hết là ở các cơ quan công quyền. Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiên quyết thay thế người đứng đầu, điều chuyển công tác đối với lãnh đạo các sở, ngành có 03 năm liên tục xếp loại trung bình về cải cách hành chính...

Với chức năng là cơ quan tham mưu trực tiếp triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Đảng bộ tỉnh, Ban đã chủ động tham mưu cấp ủy để thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh; tập trung nhiệm vụ định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị Trung ương. Chủ động, kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạo, lãnh đạo đối với những vấn đề còn tồn tại, hạn chế hoặc mới phát sinh trong lĩnh vực ngành tuyên giáo phụ trách; phát huy tốt vai trò của các trang mạng xã hội trong việc tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội; kịp thời đấu tranh, phản bác các thông tin, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên không gian mạng.

Song song với đó, Ban đã triển khai học tập và làm theo Bác trong toàn chi bộ, cơ quan, trong đó tổ chức học tập, nghiên cứu các chuyên đề, tác phẩm của Bác; các đảng viên đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với các việc làm cụ thể; tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức chào cờ, sinh hoạt chính trị đầu tháng... Chi bộ thường xuyên giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giữ vững bản lĩnh chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên; nghiêm túc tự phê bình và phê bình; “tự soi” vào 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để “tự sửa” những khuyết điểm, hạn chế của bản thân, dù là nhỏ nhất. Nhìn chung, cán bộ, đảng viên trong cơ quan luôn nêu cao tính gương mẫu về đạo đức, lối sống, tác phong và tinh thần trách nhiệm với công việc, giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể Chi bộ, cơ quan trong sạch vững mạnh.

Đối với thế hệ trẻ chúng ta hiện nay, đặt biệt là những đảng viên, đoàn viên, thanh niên, phải tiếp tục ra sức nghiên cứu học tập và làm theo Bác để hiểu rõ hơn những tư tưởng về đạo đức cách mạng và bài học mà Bác đã dành cho chúng ta thể hiện qua 4 câu thơ trong Tập thơ Nhật ký trong tù của Bác:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan, rèn luyện mới thành công”
THH
Vấn đề đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm rất sớm, nhất quán và xuyên suốt. Người khẳng định, đạo đức như gốc của cây, nguồn của sông, “người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Từ năm 1927, Bác đã viết tác phẩm “Đường cách mệnh”; năm 1947 Bác viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”; năm 1958 Bác viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng”; năm 1965 đến 1969 Bác viết Di chúc, trong Di chúc Bác cũng nói nhiều về “đạo đức cách mạng” và vào ngày thành lập Đảng 03/02/1969 Bác viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Đó là những tác ph

Tin khác cùng chủ đề

Đó chính là bản sắc ngoại giao cây tre Việt Nam
Sinh hoạt chính trị, tháng 3/2021: Những lời dặn và nhắn nhủ của Bác Hồ  với Bộ đội biên phòng

Gửi bình luận của bạn