Trong chương trình kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VI xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, phục vụ điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
Xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
Trong chương trình kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VI xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, phục vụ điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

. Quy hoạch 108 vùng khoáng sản để quản lý hiệu quả


Ông Võ Tấn Thái - Giám đốc Sở Tài Nguyên - Môi trường cho biết:

- Quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 (điểm đ Khoản 1, điểm b Khoản 2 Điều 10 quy định kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 5 năm, tầm nhìn 10 năm) và Nghị định số 158 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (điểm b Khoản 1 Điều 12 quy định trước khi trình HĐND cùng cấp thông qua, UBND tỉnh đã gửi lấy ý kiến các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và Xây dựng). Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.


- Ông đánh giá như thế nào về việc triển khai quy hoạch khoáng sản tỉnh kỳ trước?


- Quy hoạch khoáng sản kỳ trước (đã được HĐND tỉnh thông qua tại các Nghị quyết số 06 năm 2008, Nghị quyết số 22 năm 2012, Nghị quyết số 05 năm 2014 và UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định số 2460 năm 2008, Quyết định số 628 năm 2013, Quyết định số 2155 năm 2014) gồm: 87 khu vực quy hoạch đến năm 2015 với tổng diện tích 6.740,6ha và 12 khu vực sau năm 2015 với tổng diện tích 1.979,64ha. Kết quả đã thực hiện cấp phép hoạt động khoáng sản 75 khu vực với tổng diện tích 1.310,64ha.

Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản đều dựa trên cơ sở các khu vực quy hoạch khoáng sản được phê duyệt. Qua đó, đáp ứng nhu cầu khoáng sản vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án; hạn chế đáng kể tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp khai khoáng với công nghệ, thiết bị tiên tiến phù hợp với từng loại khoáng sản; đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân trong vùng có khoáng sản, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Quy hoạch khoáng sản cũng bộc lộ một số tồn tại, bất cập cả về chủ quan và khách quan như: cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản ở các cấp còn ít; cán bộ ở cấp huyện và cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng và năng lực chuyên môn, do kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực (đất đai, môi trường và khoáng sản); khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường ở tỉnh Khánh Hòa chủ yếu là đá, đất san lấp và cát xây dựng. Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao, nhu cầu đối với vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp ngày càng lớn, dẫn đến tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ khoáng sản đất, đá, cát sỏi lòng sông trái phép diễn ra phức tạp, tinh vi, gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, sạt lở đất, sạt lở bờ… ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

- Xin ông cho biết những nội dung chính của quy hoạch khoáng sản vừa được HĐND tỉnh thông qua?

- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác và có căn cứ cấp phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên, khoáng sản thời gian tới, Quy hoạch khoáng sản tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở Quy hoạch khoáng sản của tỉnh kỳ trước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng khoáng sản, theo các tiêu chí, quy định của pháp luật hiện hành, quy hoạch trong giai đoạn phát triển mới so với quy hoạch giai đoạn trước. Theo đó, có tổng cộng 108 vùng được quy hoạch, với 37 vùng quy hoạch đá xây dựng; 35 vùng quy hoạch đất san lấp; 20 vùng quy hoạch sét gạch ngói, sét bùn; 15 vùng quy hoạch cát xây dựng và 1 vùng quy hoạch than bùn. Giai đoạn 2016 - 2020, quy hoạch 96 vùng với tổng diện tích 5.845ha; định hướng đến năm 2030 quy hoạch 12 vùng với tổng diện tích 1.980ha. Trong đó: giữ nguyên diện tích 71 điểm quy hoạch cũ để đưa vào kỳ quy hoạch mới; loại khỏi quy hoạch 2 vùng; điều chỉnh 27 điểm mỏ để chuyển tiếp sang quy hoạch mới; bổ sung 4 vùng theo Nghị quyết số 38 năm 2015 của HĐND tỉnh và Quyết định số 441 năm 2016 của UBND tỉnh và đề nghị bổ sung mới thêm 6 vùng.

Về cụ thể ở các địa phương, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Vạn Ninh có 10 vùng quy hoạch đất đá làm vật liệu xây dựng, cát xây dựng, đất san lấp và sét bùn. Thị xã Ninh Hòa có 29 vùng quy hoạch đất đá làm vật liệu xây dựng, cát xây dựng, đất san lấp và sét bùn. TP. Nha Trang có 3 vùng quy hoạch đất, đá làm vật liệu xây dựng và sét bùn. Huyện Diên Khánh có 19 vùng (đến năm 2030 có thêm 4 vùng) quy hoạch đất, đá làm vật liệu xây dựng, đá xây dựng, cát xây dựng, đất san lấp và sét bùn. Huyện Cam Lâm có 8 vùng quy hoạch đất đá làm vật liệu xây dựng, đất san lấp. TP. Cam Ranh có 15 vùng (đến năm 2030 có thêm 2 vùng) quy hoạch đất đá làm vật liệu xây dựng, cát xây dựng, đất san lấp, sét bùn và than bùn. Huyện Khánh Vĩnh có 8 vùng (đến năm 2030 có thêm 3 vùng) quy hoạch đất đá làm vật liệu xây dựng, cát xây dựng, đất san lấp. Huyện Khánh Sơn có 4 vùng (đến năm 2030 có thêm 3 vùng) quy hoạch đất đá làm vật liệu xây dựng, cát xây dựng, đất san lấp.

- Xin cảm ơn ông!

Theo baokhanhhoa.com.vn
__________________________________________________


. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2017

Ông Trần Hòa Nam - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết:


- Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 5 tháng đầu năm và do có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch nguồn vốn đầu tư công so với Nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua để triển khai trong năm 2017 nên tại kỳ họp này, UBND tỉnh sẽ đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua tại kỳ họp này việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2017.


- Xin ông cho biết nguyên tắc điều chỉnh kế hoạch lần này?

- Trong lần điều chỉnh này, thực hiện điều chỉnh, bổ sung đối với nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và nguồn vốn đầu tư khác. Riêng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ do cấp tỉnh quản lý sẽ theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bên cạnh đó, do bị hụt ngân sách năm 2017 nên phải điều chỉnh giảm kế hoạch vốn năm 2017. Đối với danh mục dự án bị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn trong đợt này, các chủ đầu tư phải rà soát các danh mục của dự án, giải ngân thanh toán khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu kế hoạch vốn năm 2017 được bố trí. Không bố trí vốn trả nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trong năm 2017.

- Cụ thể trong đợt này sẽ điều chỉnh kế hoạch vốn giao đầu năm như thế nào, thưa ông?

- Việc điều chỉnh kế hoạch vốn giao đầu năm 2017 cụ thể như sau: đối với nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, cắt giảm 300 tỷ đồng theo kế hoạch vốn đã tách. Trong đó, cấp tỉnh quản lý 253 tỷ đồng (trong đó giảm 25 tỷ đồng chưa phân bổ đầu năm, giảm 21,885 tỷ đồng kế hoạch vốn của Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giảm kế hoạch vốn của 33 dự án là 204,173 tỷ đồng); cấp huyện quản lý giảm 47 tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung năm 2017 sau khi điều chỉnh còn lại là 1.680,4 tỷ đồng (cấp tỉnh quản lý 1.198,4 tỷ đồng, cấp huyện quản lý 482 tỷ đồng). Đối với nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung cấp tỉnh quản lý có sự điều chỉnh giảm 390 tỷ đồng phần dành trả nợ gốc vốn vay và bổ sung 390 tỷ đồng này cho 4 dự án lớn gồm: Dự án đường Phong Châu (TP. Nha Trang), Dự án đường Nha Trang đi Đà Lạt, đoạn Nha Trang - Diên Khánh, Dự án Chỉnh trị hạ lưu sông Tắc, sông Quán Trường (TP. Nha Trang) và Dự án Hệ thống thoát lũ từ cầu Phú Vinh về đầu sông Tắc.

Đối với nguồn vốn vay, trên cơ sở huy động nguồn vốn vay, có sự điều chỉnh kế hoạch vốn như sau: với nguồn vốn tạm ứng Kho bạc Nhà nước năm 2017, tạm ứng 500 tỷ đồng để thực hiện Dự án đường cất hạ cánh số 2 - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Không thực hiện tạm ứng 400 tỷ đồng cho 3 dự án: đường Phong Châu (TP. Nha Trang), đường Nha Trang đi Đà Lạt, đoạn Nha Trang - Diên Khánh, chỉnh trị hạ lưu sông Tắc, sông Quán Trường (TP. Nha Trang) như kế hoạch đầu năm. Với nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển năm 2017, dự kiến vay 111,4 tỷ đồng đầu tư Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Xin ông cho biết việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn năm 2017?


- Bổ sung kế hoạch vốn năm 2017 được tiến hành để thực hiện các công trình đầu tư khắc phục hậu quả mưa lũ năm 2016. Cụ thể, các dự án sẽ được bố trí 15,4 tỷ đồng từ nguồn tăng thu xổ số kiến thiết năm 2015 và năm 2016; bố trí 3,738 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất từ Dự án Khách sạn và căn hộ cao cấp Oceanus; bố trí 1,68 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất tại số 8 Hoàng Hoa Thám (TP. Nha Trang).

- Xin cảm ơn ông!
Theo baokhanhhoa.com.vn
Trong chương trình kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VI xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, phục vụ điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. . Quy hoạch 108 vùng khoáng sản để quản lý hiệu quả Ông Võ Tấn Thái - Giám đốc Sở Tài Nguyên - Môi trường cho biết: - Quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 (điểm đ Khoản 1, điểm b Khoản 2 Điều 10 quy định kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 5 năm, tầm nhìn 10 năm) và Nghị định số 158 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (điểm b Khoản 1 Điều 12 quy định trước khi trình HĐND cùng cấp thông qua, UBND tỉnh đã gửi lấy ý kiến các bộ: Tài nguyên và Môi trường,

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn