Tiếp tục Chương trình phiên họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 24/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Vấn đề tập trung kinh tế quy định tại Chương V của dự thảo được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.
Vấn đề tập trung kinh tế cần quy định chặt chẽ, đảm bảo khả thi trong thực tiễn và đồng bộ với các luật khác có liên quan
Vấn đề tập trung kinh tế cần quy định chặt chẽ, đảm bảo khả thi trong thực tiễn và đồng bộ với các luật khác có liên quan

Tiếp tục Chương trình phiên họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 24/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Vấn đề tập trung kinh tế quy định tại Chương V của dự thảo được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.


Toàn cảnh Phiên thảo luận Dự án Luật Cạnh tranh(sửa đổi)

Thể hiện sự quan tâm tới nội dung về kiểm soát tập trung kinh tế, đại biểu Quốc hội Cầm Thị Mẫn – Thanh Hóa cho rằng cách thức quy định về kiểm soát tập trung kinh tế như trong dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) là một trong những thay đổi mang tính đột phá so với Luật Cạnh tranh năm 2014. Cụ thể, theo quy định tại Điều 34 của dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây: Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế giá trị giao dịch của tập trung kinh tế thị phần của một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Đây là những tiêu trí mang tính định lượng rõ ràng để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ các quy định pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế. Tuy nhiên, những tiêu chí mà dự thảo Luật đưa ra cần phải cân nhắc thêm những nội dung sau:

Thứ nhất, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế dựa trên các tiêu chí là tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của một trong các bên tham gia tập trung kinh tế. Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của một trong các bên tham gia tập trung kinh tế và giá trị giao dịch cụ thể. Cách quy định này chưa chặt chẽ ở chỗ tại sao chỉ xác định ngưỡng doanh thu hoặc tổng tài sản của một trong các bên mà không phải là các bên trong quá trình tham gia tập trung kinh tế.


Đại biểu Quốc hội Cầm Thị Mẫn- Thanh Hóa phát biểu

Thứ hai, khi xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế cũng cần phải làm rõ tổng tài sản, tổng doanh thu trên thị trường cụ thể nào. Bởi một doanh nghiệp có thể kinh doanh rất nhiều ngành nghề khác nhau nhưng khi tiến hành tập trung kinh tế có thể doanh nghiệp chỉ tiến hành mua một phần đủ để kiểm soát chi phối một ngành nghề nhất định. Vậy tiêu chí xác định là tổng tài sản, tổng doanh thu nói chung của doanh nghiệp hay tổng tài sản, tổng doanh thu đối với một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp dự định tiến hành tập trung kinh tế sẽ khó xác định.

Thứ ba, ngoài giá trị giao dịch cụ thể là bao nhiêu hay ngưỡng doanh thu hoặc tổng tài sản là bao nhiêu cần phải có nguyên tắc xác định cụ thể để Chính phủ quy định một cách chi tiết. Nếu đưa ra con số tuyệt đối thì sẽ khó áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, bởi mỗi ngành nghề khác nhau, có doanh thu khác nhau.

Cũng quan tâm về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế tại Điều 34, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn – Tp Đà Nẵng đánh giá về nguyên tắc, tiêu chí cho phép hay không cho phép tập trung kinh tế phải dựa vào các tác động của tập trung kinh tế đối với thị trường như thị phần lớn đến mức nào, khả năng ảnh hưởng đến hành vi cạnh tranh của các chủ thể khác trên thị trường ra sao. Tuy nhiên, các tiêu chí tại dự thảo giường như không được dựa vào các nguyên tắc trên. Theo đại biểu việc Dự thảo quy định về tiêu chí tổng doanh thu, tổng tài sản trên toàn thị trường Việt Nam là quá rộng. Thị trường Việt Nam là tất cả các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp. Do đó, cần có một giới hạn, khuôn khổ ở một giới hạn cần thiết như tổng doanh nghiệp, tổng tài sản của thị trường, sản phẩm dịch vụ liên quan của các doanh nghiệp đó thì sẽ phù hợp hơn.


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn – Tp. Đà Nẵng bày tỏ quan điểm

Băn khoăn về vấn đề tập trung kinh tế, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng- Quảng Trị đối chiếu quy định thông báo tập trung kinh tế tại Điều 34 với khoản 3 Điều 194 hợp nhất doanh nghiệp và khoản 3 Điều 195 sáp nhập doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp năm 2015 thì trường hợp hợp nhất, sáp nhập mà theo đó công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp nhất của công ty bị hợp nhất, công ty bị sát nhập phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập. Trừ trường hợp Luật Cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất, sáp nhập các công ty mà sau đó công ty hợp nhất nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật Cạnh tranh có quy định khác. Theo quy định này tức là chỉ trừ những trường hợp Luật Cạnh tranh có quy định khác thì mới thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh chứ không phải là pháp luật cạnh tranh có quy định khác. Trong khi đó, dự thảo quy định các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế, nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Đồng thời dự thảo giao cho Chính phủ quy định chi tiết về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế và thực hiện rà soát để điều chỉnh ngưỡng thông báo tập trung kinh tế cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ đó. Do đó, để tránh mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp thì cần xem xét việc quy định cụ thể các ngưỡng thông báo tại Luật Cạnh tranh thay vì giao toàn bộ cho Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này.

Liên quan đến một số quy định khác tại Chương tập trung kinh tế, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng đề nghị Dự thảo Luật cần làm rõ bản sao hợp lý quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 theo hướng bản sao có chứng thực, bản sao cấp từ sổ gốc, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Quy định báo cáo tài chính có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, thay vì quy định báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật như tại điểm đ khoản 1 Điều 35 của dự thảo; tại Điều 42 về quyết định tập trung kinh tế, đề nghị bổ sung trường hợp hết thời hạn thẩm tra chính thức mà cơ quan cạnh tranh quốc gia không ban hành hoặc không gửi đến doanh nghiệp tham gia tập trung, các quyết định về việc tập trung kinh tế thì việc tập trung kinh tế được thực hiện để tránh sự chậm trễ gây ảnh hưởng hoặc bị thiệt hại đến hoạt động của doạnh nghiệp.

Hồ Hương

Theo quochoi.vn

Tiếp tục Chương trình phiên họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 24/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Vấn đề tập trung kinh tế quy định tại Chương V của dự thảo được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến. Toàn cảnh Phiên thảo luận Dự án Luật Cạnh tranh(sửa đổi) Thể hiện sự quan tâm tới nội dung về kiểm soát tập trung kinh tế, đại biểu Quốc hội Cầm Thị Mẫn – Thanh Hóa cho rằng cách thức quy định về kiểm soát tập trung kinh tế như trong dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) là một trong những thay đổi mang tính đột phá so với Luật Cạnh tranh năm 2014. Cụ thể, theo quy định tại Điều 34 của dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho cơ qu

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn