Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, chiều 21/5, Quốc hội đã nghe nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.
VẪN CÒN TÌNH TRẠNG GIAO DỰ TOÁN CHẬM, CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHƯA ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG
VẪN CÒN TÌNH TRẠNG GIAO DỰ TOÁN CHẬM, CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHƯA ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, chiều 21/5, Quốc hội đã nghe nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra

Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, mặc dù công tác kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường; công tác quản lý chi NSNN đã được quan tâm hướng tới mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN năm 2016, cụ thể: Việc lập và giao dự toán chi đối với một số khoản chi chưa sát thực tế; vẫn còn tình trạng giao dự toán chậm; giao dự toán chi đầu tư phát triển chưa đúng đối tượng, chưa tuân thủ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Dự toán một số khoản mục chi chưa sát thực tế, dẫn đến số quyết toán chi vượt dự toán hoặc chi không hết dự toán phải chuyển nguồn lớn; còn tình trạng phân bổ vốn chậm, dồn vào các tháng cuối năm, nhiều khoản bổ sung có mục tiêu của Trung ương trong năm mới giao dự toán; một số khoản chi thường xuyên của một số địa phương, bộ ngành phân bổ, giao dự toán chậm đến 30/6/2016 phải tạm dừng triển khai, hủy dự toán; việc bố trí kinh phí thực hiện chính sách cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc còn thấp. Bộ Tài chính còn thống nhất với một số bộ, ngành phân bổ dự toán sau ngày 31/3/2016 số tiền 5.354 tỷ đồng; giao dự toán bổ sung kinh phí chương trình mục tiêu năm 2016 cho một số bộ sau thời điểm 31/12/2016; bổ sung có mục tiêu 6.909,9 tỷ đồng cho các địa phương để hỗ trợ thực hiện một số chế độ, chính sách và nhiệm vụ chi ổn định từ dự toán năm 2015 nhưng không xác định cụ thể căn cứ và nội dung hỗ trợ; bố trí một số khoản chi đặc thù ngoài định mức hoặc giao dự toán cho một số đơn vị nhưng không có nhiệm vụ chi cụ thể 40/47 địa phương được kiểm toán chưa phân bổ hết dự toán cho các đơn vị từ đầu năm là 15.551 tỷ đồng..Đối với chi đầu tư, vẫn còn tình trạng giao vốn nhiều lần chưa đúng quy định; giao vốn cho dự án không có trong danh mục đầu tư công trung hạn; giao vốn đối ứng ODA khi chưa có quyết định đầu tư 100 tỷ đồng; xác định nguồn vốn ngân sách trung ương (NSTW) trong tổng mức đầu tư vượt tỷ lệ được hỗ trợ 543 tỷ đồng,…

Tổng chi NSNN vượt dự toán song một số nhiệm vụ chi quan trọng, đảm bảo cho phát triển bền vững lại không đạt dự toán như chi sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề đạt 91%, chi sự nghiệp y tế đạt 97,6%, chi sự nghiệp khoa học công nghệ đạt 90,2%... Chi NSTW theo lĩnh vực đối với các khoản chi này cũng đạt thấp (chi sự nghiệp giáo dục đào tạo đạt 74,3%; chi sự nghiệp y tế đạt 83,4%; chi sự nghiệp khoa học công nghệ đạt 95,1%...). Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều địa phương được giám sát. Bên cạnh đó một số khoản chi đảm bảo xã hội chưa thực hiện kịp thời nên chi lương hưu và bảo đảm xã hội chỉ đạt 92,6% dự toán.


Các đại biểu Quốc hội nghiên cứu báo cáo tại phiên họp

Tình trạng chi sai chế độ, sử dụng sai nguồn kinh phí ở các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư và cả trong điều hành ngân sách vẫn tái diễn. Tại các bộ ngành, địa phương còn sử dụng sai nguồn kinh phí 1.952 tỷ đồng; sử dụng nguồn cải cách tiền lương cho mục đích khác 804,8 tỷ đồng; nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương quyết toán một số khoản chi thường xuyên không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị thu hồi, nộp NSNN 670,7 tỷ đồng; một số địa phương hỗ trợ không đúng nhiệm vụ chi; một số địa phương hụt thu nhưng không điều chỉnh dự toán hoặc thực hiện các biện pháp để xử lý hụt thu theo quy định. Về chi đầu tư vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư như phân bổ vốn chậm, bố trí kinh phí dàn trải, tình trạng phải điều chuyển vốn giữa các dự án, kéo dài thời gian giải ngân vốn vẫn diễn ra,... Bên cạnh đó, kết quả giám sát cho thấy, nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) có xu hướng giảm dần song trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhiều địa phương chưa bố trí đủ nguồn để thanh toán nợ đọng XDCB phát sinh trước 31/12/2014. Một số bộ, ngành, địa phương tỷ lệ nợ đọng lớn so với tổng chi đầu tư phát triển; còn để phát sinh nợ đọng mới 14.614 tỷ đồng; có địa phương chưa xây dựng phương án, lộ trình xử lý nợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các dự án được kiểm toán hầu hết đều có sai sót trong nghiệm thu, thanh toán, nên qua kiểm toán 1.497 dự án Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 10.125 tỷ đồng.

Quản lý chi chuyển nguồn, kết dư, tạm ứng, ứng trước dự toán ngân sách còn nhiều bất cập: Số chi chuyển nguồn năm 2016 là 279.387 tỷ đồng, bằng 17,75% tổng chi cân đối NSNN, cao nhất trong ba năm gần đây, trong đó số chuyển nguồn do chậm triển khai là 16.321 tỷ đồng, tăng so với năm 2015 (năm 2015 là 14.541 tỷ đồng). Qua giám sát cho thấy, số chi chuyển nguồn của hầu hết các địa phương đều lớn, có xu hướng tăng, đồng thời số kết dư ngân sách địa phương qua các năm còn lớn thể hiện hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách chưa cao.

Trên cơ sở những tồn tại hạn chế trên, Ủy ban thẩm tra đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá nguyên nhân của các bất cập, hạn chế trong chi thường xuyên, chi đầu tư, làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương đồng thời thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng điều hành chi NSNN, bảo đảm việc quản lý, sử dụng NSNN hiệu quả, tiết kiệm, tuân thủ các quy định của pháp luật về NSNN và pháp luật về đầu tư công; đề nghị Chính phủ cần có giải pháp chấn chỉnh để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước./.

Hồ Hương

Theo quochoi.vn

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, chiều 21/5, Quốc hội đã nghe nghe Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, mặc dù công tác kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường; công tác quản lý chi NSNN đã được quan tâm hướng tới mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN năm 2016, cụ thể: Việc lập và giao dự toán chi đối với một số khoản chi chưa sát thực tế

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn