Cũng trong chương trình phiên họp sáng 14/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét đề xuất của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung phiên họp.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề xuất của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét đề xuất của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

Cũng trong chương trình phiên họp sáng 14/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét đề xuất của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung phiên họp.


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường trình bày Tờ trình Ảnh: Đình Nam

Trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, thủy lợi có vai trò hết sức quan trọng để bảo đảm tưới, tiêu phục vụ cho hàng triệu nông dân ổn định sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế khác như công nghiệp, giao thông thủy, cấp nước sinh hoạt, phát điện, du lịch... Các chính sách liên quan đến thủy lợi hầu hết đều mang tính chất an sinh xã hội rất cao, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với nông dân.

Nhằm giảm gánh nặng chi phí phải đóng góp của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, Chính phủ đã thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí cho người dân từ năm 2008 đến năm 2016, theo các quy định tại Nghị định của Chính phủ, gần đây nhất là Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012. Theo chính sách này, nông dân được Nhà nước thanh toán thủy lợi phí cho bên cung cấp dịch vụ thủy lợi là các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi; nhưng vẫn phải tự nộp phí thuỷ lợi nội đồng để đảm bảo công tác phân phối nước, bảo dưỡng, vận hành công trình thuỷ lợi cơ sở.

Cũng theo Tờ trình, ngày 1/1/2017, Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 chính thức có hiệu lực, trong đó thủy lợi phí là một trong 17 loại phí chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá, thực hiện theo quy định của Luật Giá số 11/2012/QH13. Tuy nhiên, Luật Giá không quy định cơ chế miễn hoặc hỗ trợ giá cho bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào. Các chính sách này mới được cụ thể hóa tại Điều 36 Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2017, nhưng hiện nay chưa có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018. Do vậy, từ ngày 1/1/2017, chính sách miễn thủy lợi phí hết hiệu lực, các đối tượng được hưởng chính sách miễn thủy lợi phí như trước đây về nguyên tắc sẽ không tiếp tục được hưởng các hỗ trợ của Nhà nước. Để kịp thời hỗ trợ người dân ổn định sản xuất nông nghiệp, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi bảo đảm kinh phí hoạt động trong thời gian chuyển tiếp đến khi Luật Thủy lợi có hiệu lực thi hành, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi là cấp thiết.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi nhằm hỗ trợ cho người nông dân ổn định sản xuất nông nghiệp, đồng thời, để xử lý khoảng trống pháp lý từ thời điểm Luật Phí và lệ phí có hiệu lực từ 1.1.2017 khi chuyển thủy lợi phí sang cơ chế giá.

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng nêu rõ, chính sách hỗ trợ kinh phí sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi không được quy định trong Luật Giá nên việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về vấn đề này là không phù hợp với thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Mặt khác chính sách hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ thủy lợi phục vụ nông dân là chính sách cấp bách và đã thực hiện trong thời gian dài, nguồn kinh phí thực hiện chính sách này đã được bố trí trong kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 -2020 đã được Quốc hội quyết định. Do vậy, không cần thiết phải ban hành Nghị quyết của UBTVQH để giải quyết vấn đề về khoảng trống pháp lý, mà có thể áp dụng khoản 4 Điều 20 Luật Ngân sách Nhà nước, theo hướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để tiếp tục thực hiện chính sách này dự kiến bố trí trong kế hoạch tài chính 5 năm. Đồng thời, Chính phủ tính toán lại việc cân đối ngân sách khi tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ này và thực hiện Điều 36 Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ không ban hành nghị quyết về nội dung này mà giao cho Chính phủ ban hành Nghị định theo Luật Giá, Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Thủy lợi để quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân trong 18 tháng. Đây là chính sách quan trọng, chuyển tiếp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ trước khi ban hành nghị định thì báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phạm vi, đối tượng, chính sách cụ thể để cho ý kiến tại phiên họp gần nhất. Chính phủ có thể áp dụng theo thủ tục rút gọn khi xây dựng nghị định này.

Theo quochoi.vn

Cũng trong chương trình phiên họp sáng 14/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét đề xuất của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung phiên họp. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường trình bày Tờ trình Ảnh: Đình Nam Trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, thủy lợi có vai trò hết sức quan trọng để bảo đảm tưới, tiêu phục vụ cho hàng triệu nông d

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn