Chiều 11/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát này. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo kết quả giám sát “Việc ban hành nghị quyết và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo kết quả giám sát “Việc ban hành nghị quyết và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”

Thực hiện Nghị quyết số 335/NQ-UBTVQH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc ban hành nghị quyết và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”, Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giám sát thực tế ở một số Bộ ngành, địa phương và xem xét, đánh giá báo cáo của Thường trực HĐND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chiều 11/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát này. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.


UBTVQH xem xét Báo cáo kết quả giám sát “Việc ban hành nghị quyết và hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”

Thay mặt Đoàn giám sát Báo cáo kết quả giám sát việc ban hành nghị quyết và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho biết, về tình hình tổ chức của Hội đồng nhân dân (HĐND): số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh là 3903 đại biểu, giảm 4 đại biểu so với đầu nhiệm kỳ, trong đó có 637 đại biểu hoạt động chuyên trách (chiếm 16,32%) tăng so với nhiệm kỳ trước (nhiệm kỳ 2011-2016 là 12,32%). Địa phương có tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách cao nhất là thành phố Đà Nẵng (26,53%), địa phương có tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách ít nhất là tỉnh An Giang (9,6%).

Theo Báo cáo giám sát, tình hình tổ chức của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND các cấp về cơ bản đảm bảo số lượng, cơ cấu theo các quy định. Trình độ đại biểu HĐND ngày càng được nâng lên, số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách tăng (4%), số lượng Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tham gia cấp uỷ tăng so với nhiệm kỳ trước. Một số tỉnh, thành phố mỗi ban có Trưởng Ban và Phó trưởng ban HĐND hoạt động chuyên trách, một số tỉnh, thành phố có 2 Phó trưởng Ban hoạt động chuyên trách.

Với sự nỗ lực, cố gắng, sự đổi mới, linh hoạt trong quá trình điều hành hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban, các Tổ đại biểu HĐND, sự nghiêm túc trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định trong các văn bản luật cho thấy những điểm mới được quy định trong Luật về tổ chức, bộ máy và hoạt động của HĐND đã đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trong việc nâng cao vị thế và vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị ở địa phương, có thể nói bước đầu các quy định của luật Tổ chức chính quyền địa phương và các Luật có liên quan đã đi vào thực tiễn hoạt động của HĐND. Dưới sự hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ của UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên, HĐND các tỉnh, thành phố đã chủ động, sáng tạo, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn theo luật định, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, qua đó, khẳng định được vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hoạt động hiệu quả, hiệu lực và thực quyền hơn.


Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy thay mặt Đoàn giám sát trình bày Báo cáo giám sát

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng cho rằng, việc ban hành nghị quyết và hoạt động của HĐND, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND có lúc, có việc còn hình thức, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: việc tuân thủ quy trình ban hành nghị quyết chưa đảm bảo chặt chẽ theo trình tự luật định; việc tổ chức lấy ý kiến và đánh giá tác động của một số dự thảo nghị quyết còn mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng chưa thống nhất cách hiểu về nghị quyết QPPL và nghị quyết cá biệt nên còn lúng túng trong xây dựng nội dung nghị quyết QPPL dẫn đến gửi hồ sơ đến các Ban của HĐND thẩm tra còn chậm; hoạt động giám sát chuyên đề giữa hai kỳ họp, hoạt động tái giám sát của Thường trực và các Ban HĐND, việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận giám sát chưa được thực hiện thường xuyên. Một số kiến nghị sau giám sát chưa được cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm; hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND còn lúng túng về phương pháp, nhiều địa phương chưa thực hiện được nội dung này; hoạt động TXCT theo chuyên đề còn ít, chưa khắc phục được tình trạng thành phần tham dự TXCT chủ yếu là cán bộ xã, thôn, bản, khu phố; còn có địa phương không tổ chức cho đại biểu TXCT sau các kỳ họp (Quảng Ngãi); việc giải quyết kiến nghị cử tri của một số đơn vị có lúc còn chậm.

Ngoài ra, việc tiếp công dân, đôn đốc, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn chủ yếu do đại biểu chuyên trách thực hiện; một số đại biểu hoạt động không chuyên trách chưa làm tốt vai trò của người đại biểu do trình độ, năng lực, kỹ năng hoạt động còn hạn chế. Luật Tổ chức chính quyền địa phương chưa quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh, thành phố; một số cơ chế, chính sách, quy định của Luật và văn bản QPPL của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên còn thiếu sự thống nhất trong việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương. Công tác hướng dẫn, kiểm tra của các Bộ đối với việc ban hành nghị quyết của HĐND về việc quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương chưa được thống nhất giữa Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật chuyên ngành; thông tin về kết quả kiểm tra nghị quyết do HĐND các tỉnh, thành phố ban hành giữa các Bộ chưa có sự liên thông.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, Báo cáo giám sát đã đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và đối với HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, đề nghị Bộ Chính trị nghiên cứu, xem xét ban hành Chỉ thị hoặc nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương trong tình hình mới. Đối với công tác cán bộ, chỉ đạo cấp ủy địa phương tiếp tục bố trí chức danh Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND tham gia cấp ủy theo quy định của Hướng dẫn số 38-HD/BTCTW, ngày 31/01/2016 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XIVvà đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Đề nghị Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan rà soát sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Luật ban hành văn bản QPPL và một số Luật chuyên ngành liên quan tới tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND để phù hợp theo tinh thần Nghị quyết trung ương 6 khóa XII của Đảng và nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về việc tiếp tục cải cách tổ chức, bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả....

Phát biểu thảo luận tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đánh giá cao Đoàn giám sát sát đã làm việc nghiêm túc, chủ động, khẩn trương và ngay từ đầu đã triển khai toàn bộ hoạt động giám sát trên 63 tỉnh, thành phố; đi giám sát trực tiếp 9 tỉnh, thành phố; xem xét báo cáo của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố; ghi nhận và cơ bản nhất trí với những kết quả mà Đoàn giám sát đã nêu trong Báo cáo.


Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên họp

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, Báo cáo có nêu từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến hết tháng 6/2017, HĐND các tỉnh đã tổ chức từ 3-6 kỳ họp (trong đó có những kỳ họp bất thường), riêng các tỉnh Gia Lai, Bắc Giang, Thanh Hóa mới tổ chức 2 kỳ họp. Như vậy, việc tổ chức kỳ họp ở các địa phương còn có sự chênh lệnh, do đó, Báo cáo cần phải làm rõ nguyên nhân tại sao lại có sự khác nhau này?. Ý kiến khác đề nghị cần đánh giá sâu hơn việc có HĐND tỉnh, thành phố ban hành 10-15 Nghị quyết, nhưng có nơi ban hành trên 40-50 Nghị quyết; cần xem xét việc ban hành các Nghị quyết của HĐND đã đúng thẩm quyền về nội dung chưa? Có thẩm quyền nào thuộc về Quốc hội, Chính phủ nhưng HĐND lại ra Nghị quyết để thực hiện ở địa phương hay không?.

Một số ý kiến khác đề nghị Báo cáo giám sát nên có nhận xét, đánh giá về các hình thức, các mô hình tốt trong hoạt động tiếp xúc cử tri để nhân rộng và mô hình chưa tốt để hướng dẫn đảm bảo đúng quy định; đề nghị xem xét lại các nhóm giải pháp, kiến nghị đối với Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ...Ngoài ra, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng thống nhất không mở rộng thành phần HĐND cấp tỉnh, cấp huyện dự thính các phiên thảo luận KTXH và chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội mà sẽ theo dõi qua hình thức trực tuyến hoặc truyền hình trực tiếp, trừ một số trường hợp sẽ quy định cụ thể sau...

Phát biểu kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá cao kết quả giám sát, tuy nhiên đề nghị Đoàn giám sát cần hoàn thiện lại Báo cáo giám sát, chuẩn bị Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội trên tinh thần làm rõ nội dung, những việc cụ thể, rõ người làm, rõ thời hạn sau đó báo cáo lại Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi ban hành và tổ chức thực hiện.

Theo quochoi.vn

Thực hiện Nghị quyết số 335/NQ-UBTVQH14 về thành lập Đoàn giám sát “Việc ban hành nghị quyết và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”, Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giám sát thực tế ở một số Bộ ngành, địa phương và xem xét, đánh giá báo cáo của Thường trực HĐND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chiều 11/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát này. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc. UBTVQH xem xét Báo cáo kết quả giám sát “Việc ban hành nghị quyết và hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc tr

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn