Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 19, sáng 13/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc thành lập Thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thành lập thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thành lập thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 19, sáng 13/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc thành lập Thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.


Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại buổi làm việc

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, xã Trực Phú là cửa ngõ phía Tây Nam của huyện Trực Ninh, thuộc đầu mối giao thông nối liền các huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Xã Trực Phú được thành lập năm 1956, trên cơ sở chia tách xã Trực Cường thành 3 xã (Trực Phú, Trực Cường và Trực Thái). Trên địa bàn xã Trực Phú có bốt Ninh Cường là di tích cai trị của thực dân Pháp, Nhà thờ Ninh Cường là nơi truyền đạo Công giáo đầu tiên vào Việt Nam, chợ Ninh Cường là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa, dịch vụ khu vực phía Tây Nam huyện Trực Ninh và địa bàn lân cận thuộc các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Theo đó, trên địa bàn xã Trực Phú đã sớm hình thành một đô thị sầm uất, với những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống như gò, hàn kim loại, chế tác vàng, bạc, dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách...

Thực hiện Quyết định số 87/2008/QĐ- TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, UBND tỉnh Nam Định đã có Quyết định số 1163/QĐ- UBND ngày 16/6/2008 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Ninh Cường đến năm 2020 gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Trực Phú thuộc huyện Trực Ninh và định hướng phát triển đô thị Ninh Cường trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp khu vực phía Tây Nam của huyện Trực Ninh.

Tờ trình cũng cho biết, việc thành lập thị trấn trên cơ sở nguyên trạng xã Trực Phú nhưng lại lấy tên gọi là thị trấn Ninh Cường, vì địa bàn xã Trực Phú có lịch sử từ thời phong kiến là thủ phủ của tổng Ninh Cường. Và do vậy, các địa danh trên địa bàn xã Trực Phú đều gắn liền với từ “Ninh Cường” đã ăn sâu vào tiềm thức người dân xã Trực Phú nói riêng, tỉnh Nam Định và cả nước nói chung, như: Đền Quốc Mẫu Ninh Cường, Đền thánh Ninh Cường, chợ Ninh Cường, cầu phao Ninh Cường,... Việc đổi tên gọi khi thành lập thị trấn từ “Trực Phú” thành “Ninh Cường” là phù hợp và đã nhận được ý kiến đồng thuận của 99,69% cử tri xã Trực Phú.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu rõ, theo Đề án của Chính phủ, tính đến ngày 31/12/2016, tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 9 huyện và 1 thành phố), 229 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 194 xã, 20 phường và 15 thị trấn); trong đó, huyện Trực Ninh có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 xã và 2 thị trấn. Xã Trực Phú là cửa ngõ phía Tây Nam của huyện Trực Ninh, đầu mối giao thông nối liền các huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Hải Hậu thuộc tỉnh Nam Định, có 7,41 km2 diện tích tự nhiên, 10.244 người và 16 xóm.

Việc thành lập thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Trực Phú sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân ở địa bàn này; đáp ứng quá trình đô thị hóa của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; đáp ứng các tiêu chuẩn thành lập thị trấn quy định tại Điều 9 của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTVQH (Nghị quyết số 1211) và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 128 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Vì vậy, Uỷ ban Pháp luật tán thành sự cần thiết thành lập thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định với những lý do nêu trong Tờ trình và Đề án của Chính phủ. Hồ sơ, thủ tục lập Đề án thành lập thị trấn Ninh Cường đã đầy đủ theo quy định của pháp luật. Xã Trực Phú đã đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện thành lập thị trấn thuộc huyện được quy định tại Nghị quyết số 1211 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ, việc thành lập thị trấn Ninh Cường phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 và phù hợp với định hướng phát triển đô thị của huyện Trực Ninh, góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; Phát huy tiềm năng, lợi thế của xã Trực Phú để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của Nhân dân trên địa bàn; Tạo tiền đề pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức bộ máy quản lý đô thị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; Bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết của Nhân dân, phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; Bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trấn theo quy định.

Bên cạnh đó, về tổ chức bộ máy, theo Đề án của Chính phủ, việc thành lập thị trấn Ninh Cường không làm tăng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhưng sẽ hình thành tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị. Do đó, đề nghị Chính phủ và UBND tỉnh Nam Định khẩn trương bố trí, sắp xếp lại một số chức danh cho phù hợp, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn đô thị ngay sau khi thị trấn được thành lập.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng ý với chủ trương thành lập Thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định theo Tờ trình của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội đề nghị những việc cần làm tiếp theo Chính phủ sẽ hướng dẫn để tỉnh Nam Định hoàn tất theo đúng quy định.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhất trí với tên gọi của thị trấn là thị trấn Ninh Cường, tên gọi mang tính lịch sử, và có bước truyền thống kế tiếp. Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ có gải pháp cụ thể về việc sắp xếp đơn vị thuộc thị trấn, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức hiện có của xã Trực Phú cho thị trấn Ninh Cường.


Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá hồ sơ, thủ tục lập Đề án thành lập thị trấn Ninh Cường đã đầy đủ theo quy định của pháp luật. Xã Trực Phú đã đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện thành lập thị trấn thuộc huyện được quy định tại Nghị quyết số 1211 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp tán thành với chủ trương thành lập thị trấn theo tờ trình của Chính phủ.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc thông qua Nghị quyết thành lập thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan khi xem xét điều chỉnh các đơn vị hành chính cần phải bám sát Hiến pháp, quy định của luật và quán triệt đầy đủ nội dung tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết 18 về sắp xếp, đổi mới hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Chính phủ ban hành nghị định về việc lấy ý kiến cử tri và nhân dân ở địa phương về nội dung này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao thường trực Ủy ban Pháp luật phối hợp với Bộ Nội vụ, Tổng thư ký Quốc hội hoàn chỉnh nghị quyết trình Chủ tịch ký ban hành.

Theo quochoi.vn

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 19, sáng 13/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc thành lập Thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc. Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại buổi làm việc Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, xã Trực Phú là cửa ngõ phía Tây Nam của huyện Trực Ninh, thuộc đầu mối giao thông nối liền các huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Xã Trực Phú được thành lập năm 1956, trên cơ sở chia tách xã Trực Cường thành 3 xã (Trực Phú, Trực Cường và Trực Thái). Trên địa bàn xã Trực Phú có bốt Ninh Cường là di

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn