Sáng 13/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 14, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.
Sáng 13/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 14, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.

Trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay, công tác bình đẳng giới tiếp tục được quan tâm thực hiện trên cơ sở triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng nghiêm túc triển khai thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tại Báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể như: Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; triển khai Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong đó có quan tâm tới nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; bồi dưỡng kiến thức giới, lồng ghép giới cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới và cán bộ hoạch định chính sách của các Bộ, ngành, địa phương…

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định với nỗ lực của các cấp, các ngành đã mang lại một số kết quả nổi bật trong công tác bình đẳng giới: cơ chế chính sách, pháp luật về bình đẳng giới tiếp tục được hoàn thiện; các hoạt động nhằm tăng tỷ lệ nữ tham gia các cơ quan dân cử đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới lần đầu tiên được tổ chức tạo được sự lan tỏa rộng rãi và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao…

Ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 với 7 mục tiêu và 22 chỉ tiêu cụ thể về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong tổng số 22 chỉ tiêu của Chiến lược đề ra thì chỉ có 6 chỉ tiêu đạt (chiếm tỷ lệ 27,3%), và có đến 16 chỉ tiêu chưa đạt hoặc chưa đánh giá được (chiếm tỷ lệ 72,7%) trong đó có 03 chỉ tiêu không có khả năng thu thập và 11 chỉ tiêu phân tổ chưa phù hợp với hệ thống thống kê số liệu hiện hành.

Tại phiên họp, trình bày Báo cáo thẩm tra về Báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về cơ bản, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội thống nhất những nội dung đánh giá ưu điểm và những kết quả được nêu trong Báo cáo của Chính phủ. Tuy nhiên Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh, hiện nay một số văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực bình đẳng giới ban hành còn chậm; nhận thức của một số bộ, ngành, địa phương chưa cao; công tác thống kê báo cáo còn nhiều hạn chế, thiếu sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện; điều kiện ngân sách cắt giảm, đội ngũ cán bộ vừa thiếu vừa kiêm nhiệm; định kiến giới trong nhân dân và xã hội vẫn tồn tại; vẫn còn tình trạng chênh lệch về bình đẳng giới giữa các vùng, các địa phương trong từng lĩnh vực cụ thể…

Bên cạnh đó, việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới chưa có nhiều chuyển biến lớn và vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong tổng số 22 chỉ tiêu của 7 mục tiêu, có 3 chỉ tiêu đạt kế hoạch và duy trì ổn định, 1 chỉ tiêu báo cáo đạt vào năm 2016, 1 chỉ tiêu tiệm cận kế hoạch; có 2 chỉ tiêu chưa đạt, chỉ tiêu 2 Mục tiêu 1 chưa đạt một phần; có đến 50% số chỉ tiêu chưa có số liệu hoặc số liệu chưa phù hợp với tiêu chí và 16% số chỉ tiêu khó đánh giá kết quả. Bất cập này đã được nhận biết và tiếp diễn qua các năm. Các số liệu qua báo cáo của các bộ, ngành và Chính phủ còn chưa thống nhất, thậm chí có bộ báo cáo qua các năm hay trong cùng năm cũng không nhất quán dẫn đến việc đánh giá rất khó khăn. Một số bộ chưa xác định rõ trách nhiệm báo cáo chỉ tiêu được phân công thu thập trên toàn quốc với chỉ tiêu riêng trong ngành mình. Nội dung Báo cáo của Chính phủ và các bộ, ngành chưa tập trung phân tích sâu sắc các kết quả đạt được, chưa cung cấp các số liệu cần thiết để đánh giá cũng như chưa đề ra lộ trình thực hiện các giải pháp.

Để thực hiện tốt hơn nữa các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, xem xét thực hiện các kiến nghị của Ủy ban về các vấn đề xã hội trong các Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới hằng năm; tiếp tục tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu sửa đổi các chỉ tiêu về bình đẳng giới trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới phù hợp với các nghị quyết của Đảng, các luật hiện hành, các cam kết quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững; nghiên cứu ban hành các chỉ tiêu phấn đấu cho từng năm để đảm bảo đạt mục tiêu của Chiến lược khi kết thúc từng giai đoạn 5 năm. Đặc biệt, không hạ thấp các chỉ tiêu về bình đẳng giới. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới và việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình, làm cơ sở cho đề xuất sửa đổi các Luật này; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc việc lồng ghép giới trong xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ và đề xuất giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới phù hợp với tình hình mới; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, người đứng đầu, gia đình và xã hội về bình đẳng giới; xây dựng và nhân rộng các mô hình đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới cao…Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo thống nhất việc báo cáo Quốc hội về bình đẳng giới và đưa Báo cáo bình đẳng giới vào Chương trình kỳ họp để Quốc hội thảo luận ít nhất 1 lần trong một nhiệm kỳ Quốc hội.

Thảo luận tại phiên họp, đa số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đều thể hiện sự nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và các nội dung trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Về các vấn đề xã hội về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; đánh giá cao những kết quả, thành tích đã đạt được trong lĩnh vực này; đồng thời ủng hộ việc đưa Báo cáo bình đẳng giới vào Chương trình kỳ họp để Quốc hội thảo luận ít nhất 1 lần trong một nhiệm kỳ Quốc hội. Có ý kiến cho rằng, vấn đề này cần được đưa vào Chương trình kỳ họp để Quốc hội thảo luận ít nhất 2 lần trong một nhiệm kỳ Quốc hội.
Tuy nhiên, để Báo cáo đảm bảo sức thuyết phục, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng Chính phủ đề cập rõ những mảng nổi bật mà xã hội, dư luận, cử tri nói nhiều thông qua những dẫn chứng cụ thể, cùng với đó đối chiếu những mục tiêu đặt ra. Đặc biệt, về tình hình bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; thực trạng phá thai của trẻ vị thành niên nữ; việc bảo vệ phụ nữ Việt lấy chồng nước ngoài... Ủng hộ quan điểm này, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cũng đề nghị bổ sung về vấn đề sa thải lao động nữ trên độ tuổi 35 vào trong nội dung của Báo cáo để xác định rõ thực trạng từ đó có những giải pháp, định hướng phù hợp.

Qua nghiên cứu Báo cáo của Chính Phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến và Chủ chiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Địnhcho rằng, các số liệu trong báo cáo còn chưa đồng bộ, thống nhất; rất ít số liệu của năm 2017, chủ yếu là của năm 2016, 2015, thậm chí có cả số liệu của năm 2014. Do vậy, đề nghị Chính phủ kiểm tra, rà soát lại toàn bộ số liệu trong báo cáo để đảm bảo tính xác thực.

Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Chính phủ tiếp thu đẩy đủ ý kiến thảo luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm nay để hoàn thiện Báo cáo về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới một lần nữa trước khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Đặc biệt, phân tích kỹ nguyên nhân các chỉ tiêu không đạt và sắp xếp lại các mục tiêu, tiêu chí theo thứ tự ưu tiên phù hợp.
Theo quochoi.vn
Sáng 13/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 14, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp. Trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay, công tác bình đẳng giới tiếp tục được quan tâm thực hiện trên cơ sở triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bả

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
          Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn