Trong Báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV về tình hình kinh tế xã hội năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả trong phát triển y tế, giáo dục.
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP TRONG LĨNH VỰC Y TẾ, GIÁO DỤC
TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP TRONG LĨNH VỰC Y TẾ, GIÁO DỤC

Trong Báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV về tình hình kinh tế xã hội năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả trong phát triển y tế, giáo dục.

Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân

Triển khai hiệu quả các Chương trình hành động của Chính phủ về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và dân số trong tình hình mới theo các Nghị quyết của Trung ương. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, trong đó kết hợp hải hòa giữa: tăng cường đầu tư, mở rộng mạng lưới khám, chữa bệnh, nhất là ở tuyến cơ sở và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao y đức, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong khám, chữa bệnh, góp phần tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, tạo niềm tin thu hút và mở rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế. Nâng tỷ lệ số giường bệnh trên 1 vạn dân năm 2018 đạt 26,5 giường, vượt mục tiêu Quốc hội giao (26 giường), đã đạt mục tiêu 5 năm 2016-2020 Quốc hội giao (26,5 giường). Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,9%, vượt mục tiêu Quốc hội giao (85,2%).


Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội

Theo Thủ tướng Chính phủ nguyễn Xuân Phúc, công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục có chuyển biến tích cực, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý theo chuỗi theo thông lệ quốc tế, đề cao ý thức, trách nhiệm của người dân, người sản xuất, doanh nghiệp và chính quyền các cấp. Ý thức người tiêu dùng, doanh nghiệp, nông dân sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ về thực hiện các yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm được nâng lên. Đồng thời, ngành y tế đã chủ động phòng, chống, không để dịch bệnh lớn xảy ra; tăng cường phòng, ngừa, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, y tế học đường và các nguy cơ có hại cho sức khỏe. Kiểm soát chất lượng thuốc, vắc-xin theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, bảo đảm đủ vắc-xin và kết nối mạng tiêm chủng mở rộng toàn quốc. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán đối với các phòng xét nghiệm đã đạt tiêu chuẩn. Ban hành và thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, thay đổi căn bản cách thức quản lý, kiểm soát thuốc đối với cơ quan quản lý, các cơ sở cung ứng thuốc và cơ sở y tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý giá, đấu thầu thuốc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh hiện tượng thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Thực hiện hiệu quả các biện pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Thủ tướng Chính phủ cho biết, ngành giáo dục tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp học, quan tâm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non, nhất là tại khu vực miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất trường lớp học để triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, ưu tiên các hạng mục như phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, bổ sung trang thiết bị dạy học, bảo đảm khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp; khắc phục tình trạng thiếu nhà vệ sinh, công trình nước sạch ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong năm học 2018-2019.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, đề án phát triển giáo dục mầm non, ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và giáo viên mầm non. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, ngành giáo dục đã tích cực triển khai thực hiện xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới, hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và tổ chức thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp được nâng lên và chuẩn hóa. Chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo; xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh, có biện pháp xử lý đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn tối thiểu, không đáp ứng yêu cầu công việc; thực hiện nghiêm việc rà soát, chấn chỉnh tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ. Tích cực triển khai đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; giữ nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh. Quy mô, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ngày càng được nâng lên, các điều kiện đảm bảo chất lượng được tăng cường; quy mô học sinh tiểu học và trung học cơ sở tăng nhẹ, dần đi vào ổn định, công tác phổ cập được tăng cường. Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, các đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Châu Á và quốc tế các môn văn hóa tiếp tục đạt thành tích cao .


Toàn cảnh phiên họp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõ, tự chủ giáo dục đại học đã tạo luồng gió mới, trở thành xu thế phát triển, mang lại kết quả tích cực trong: nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; huy động các nguồn lực xã hội hóa; phát huy tính chủ động, sáng tạo gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Mô hình thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập được triển khai hiệu quả, tạo sự lan toả mạnh mẽ, là tiền đề tiến tới tự chủ toàn diện.

Các công trình khoa học của các trường đại học Việt Nam được công bố quốc tế tăng nhanh, góp phần cải thiện vị thế của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới. Năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam có 02 đại học nằm trong nhóm 1.000 trường danh tiếng nhất thế giới. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Ổn định quy mô, phát triển đội ngũ giảng viên, đa dạng các hình thức đào tạo chất lượng cao gắn với quản lý chặt việc mở ngành, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo nhu cầu sử dụng và kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định và công khai kết quả kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và các chương trình đào tạo. Thực hiện dừng đào tạo đối với các ngành dư thừa, ngành đang đào tạo nhưng không đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng, không đảm bảo chuẩn đầu ra theo quy định.

Ngoài ra, ngành cũng đã triển khai rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW; thực hiện hiệu quả và đồng bộ các giải pháp về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ước cả năm hỗ trợ đào tạo nghề cho khoảng 800 nghìn lao động nông thôn học nghề.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, các địa phương, kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương; ngành y tế đã chấn chỉnh hiện tượng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, chủ động phòng chống, không để dịch bệnh lớn xảy ra, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân./.

Hồ Hương

Theo quochoi.vn

Trong Báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV về tình hình kinh tế xã hội năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả trong phát triển y tế, giáo dục. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Triển khai hiệu quả các Chương trình hành động của Chính phủ về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và dân số trong tình hình mới theo các Nghị quyết của Trung ương. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, trong đó kết hợp hải hòa giữa: tăng cường đầu tư, mở rộng mạng lưới khám, chữa bệnh, nhất là ở tuyến cơ sở và phát triển

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn