Chiều 22/10, thực hiện chương trình kỳ họp thứ 6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội nghe trình bày Báo cáo của Chính phủ đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MỤC TIÊU ĐỀ RA, KHÔNG PHÁ VỠ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MỤC TIÊU ĐỀ RA, KHÔNG PHÁ VỠ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN

Chiều 22/10, thực hiện chương trình kỳ họp thứ 6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội nghe trình bày Báo cáo của Chính phủ đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.


Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung phiên họp toàn thể hội trường chiều 22/10 của Quốc hội

Tình trạng quyết định đầu tư tùy tiện cơ bản được khắc phục

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 26/2016/QH14, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung đánh giá về tình hình triển khai phân bổ, giao và thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn theo các nguồn vốn; tình hình triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại đầu tư công; đánh giá kết quả 03 năm thực hiện, dự kiến 02 năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn và một số kiến nghị.

Về những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, tỷ trọng đầu tư công trên GDP dịch chuyển tích cực, phù hợp với các mục tiêu về cơ cấu lại đầu tư công đã đề ra, tính đến năm 2017, tỷ trọng vốn đầu tư của nhà nước giảm xuống còn 34,8% so với tổng đầu tư toàn xã hội, tương đương 11,6% GDP. Cơ cấu vốn đầu tư công dịch chuyển theo hướng phù hợp hơn với các định hướng đầu tư trong giai đoạn 2016-2020.

Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế bước đầu tăng lên, việc sử dụng vốn đầu tư xã hội nói chung, và vốn đầu tư công nói riêng được cải thiện. Hệ số ICOR giảm từ 6,36 của giai đoạn 2011-2014 xuống còn 6,11 trong giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng tăng.

Giải ngân vốn đầu tư công đã từng bước được cải thiện nhờ những nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, tốc độ giải giải ngân vốn đầu tư công có sự cải thiện rõ rệt qua các tháng, quý.

Cùng với đó, tình trạng quyết định chủ trương và quyết định đầu tư tùy tiện, không căn cứ khả năng cân đối vốn được khắc phục cơ bản. Tổng số dự án của Kế hoạch đầu tư công trung hạn là 9.620 dự án (không bao gồm các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia), chỉ bằng khoảng 50% so với giai đoạn trước về số dự án. Trong đó, số dự án hoàn thành trong giai đoạn đạt 65,4%. Khắc phục tình trạng các dự án đầu tư vượt quá kế hoạch vốn được giao, gây nợ đọng xây dựng cơ bản, quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán kế hoạch đầu tư công.

Thông qua việc đổi mới công tác lập, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công, chuyển từ lập kế hoạch hằng năm sang kết hợp giữa kế hoạch trung hạn và hằng năm khắc phục được tình trạng kế hoạch đầu tư công bị cắt khúc. Công tác hoàn thiện thể chế về đầu tư công cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thẳng thắn chỉ rõ một số tồn tại hạn chế. Theo đó, Khả năng cân đối ngân sách nhà nước để bố trí vốn thực hiện hằng năm còn gặp nhiều khó khăn, tỷ trọng chi đầu tư còn thấp (khoảng 25%), số vốn cân đối cho các chương trình mục tiêu chỉ đạt khoảng 53% nhu cầu. Việc hoàn thiện thủ tục và lựa chọn dự án phù hợp để đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn còn nhiều bất cập, nguyên nhân là do lần đầu tiên thực hiện các quy định của Luật Đầu tư công, các bộ, ngành, địa phương lúng túng trong triển khai thủ tục và chưa có giải pháp cụ thể để lựa chọn các dự án tối ưu. Việc phân bổ vốn chi tiết cho từng dự án còn nhiều hạn chế, do nguồn vốn cân đối hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu; chưa giải quyết được tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng nguồn vốn và nhu cầu về vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

Áp lực lớn cho cân đối ngân sách để tiếp 2 năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020

Đánh giá 2 năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, hạn mức vốn phải thực hiện còn lại trong 2 năm 2019, 2020 của Kế hoạch đầu tư trung hạn còn lại khá nhiều, tạo sức ép lớn đối với công tác cân đối và phân bổ vốn trong kế hoạch hằng năm. Để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội trong 02 năm còn lại, bình quân mỗi năm cần phải được bố trí ngân sách trung ương khoảng 237 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chia sẻ, đầu tư là một quá trình liên tục, sẽ có một bộ phận hạn mức vốn thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn sẽ được chuyển sang giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục bố trí kế hoạch hằng năm và thực hiện. Đây là một thực tiễn khách quan, khi các dự án được khởi công vào giai đoạn cuối của chu kỳ trung hạn nhưng có thời gian thực hiện từ 5 đến 8 năm, phù hợp với số liệu đánh giá là có khoảng 412 dự án của Kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ chuyển tiếp thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Đối với nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết do nguồn vốn trong cân đối Ngân sách địa phương được tính trên khả năng thu của Ngân sách địa phương, việc quy định cứng nhắc theo hạn mức của Kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với nguồn vốn này là khó khả thi, làm xáo trộn cân đối ngân sách của các địa phương. Để khắc phục vấn đề này, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục triển khai giao kế hoạch hằng năm nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương trên cơ sở khả năng thu của ngân sách địa phương theo thực tế hằng năm, triển khai tổng kết vào cuối kỳ Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đề ra, không phá vỡ Kế hoạch đầu tư công trung hạn

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và không phá vỡ Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến đối với báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định đối với việc điều chỉnh và giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cho các huyện nghèo mới bổ sung của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; việc bổ sung dự toán năm 2018 cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số địa phương; về các dự án thuộc tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An đầu tư theo hình thức PPP; việc bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ hợp tác xã; việc bổ sung các dự án mới trong kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016-2020 của Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải sử dụng nguồn dự phòng của các bộ.

Đề nghị xem xét, quyết định đối với các nguyên tắc, tiêu chí sử dụng dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; xem xét, cho phép bổ sung danh mục dự án sử dụng vốn nước ngoài vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để kịp thời triển khai thực hiện theo đúng Hiệp định đã được ký kết. Đồng thời, cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án thuộc quy hoạch tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An từ hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số đoạn tuyến.

Bảo Yến - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Chiều 22/10, thực hiện chương trình kỳ họp thứ 6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội nghe trình bày Báo cáo của Chính phủ đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành nội dung phiên họp toàn thể hội trường chiều 22/10 của Quốc hội Tình trạng quyết định đầu tư tùy tiện cơ bản được khắc phục Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 26/2016/QH14, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung đánh giá về tì

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn