Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến điều hành phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong thời gian tới. Báo Khánh Hòa đã phỏng vấn Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành về những nghị quyết vừa được thông qua.
Thông qua nhiều nội dung quan trọng
Thông qua nhiều nội dung quan trọng

Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến điều hành phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong thời gian tới. Báo Khánh Hòa đã phỏng vấn Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành về những nghị quyết vừa được thông qua.


Cải cách hành chính về đất đai chưa như mong đợi

Ngày 18-7, tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI, Thường trực HĐND tỉnh đã báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về “Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định canh, định cư đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh”.


Ông Lê Xuân Thân - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết: Hiện nay, các TTHC về đất đai đều được thực hiện theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông. Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ năm 2015 đến năm 2017, trên tổng số 401.537 hồ sơ tiếp nhận, có 368.165 hồ sơ giải quyết đúng hạn, chiếm 91,69%; 28.747 hồ sơ quá hạn, tỷ lệ 7,16%. Qua thống kê, số lượng hồ sơ tiếp nhận đầu vào lĩnh vực đất đai tăng theo từng năm nhưng tỷ lệ hồ sơ trễ hạn giảm từ 12,99% năm 2015 còn 3,52% năm 2017. Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của cơ quan chức năng của tỉnh, trong việc đảm bảo đạt kế hoạch đề ra, tỷ lệ hồ sơ trễ hạn trên lĩnh vực đất đai giảm xuống dưới 10% từ năm 2016.

Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, một số địa phương: TP. Cam Ranh, huyện Vạn Ninh số hồ sơ trễ hạn còn chiếm tỷ lệ cao, chủ yếu ở thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu và thủ tục đăng ký biến động. Ở đây, ngoài nguyên nhân các lỗi từ hệ thống phần mềm một cửa và một cửa liên thông, ý thức của người phụ trách trong tác nghiệp, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, còn có nguyên nhân từ khâu xác minh nguồn gốc đất của chính quyền cấp xã.


- Ông đánh giá như thế nào về công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh?


- Nhìn chung, công tác thực hiện cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai luôn được tỉnh quan tâm. UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, tổ chức tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp và người dân để tạo điều kiện thu hút dự án đầu tư vào tỉnh, qua đó đã kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, làm thay đổi cơ bản nhận thức của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý đất đai.


Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước vững chắc cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Các cơ quan chức năng đã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực cải cách TTHC nói riêng, góp phần từng bước hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.


- Việc cải cách TTHC đất đai còn những vướng mắc gì, thưa ông?


- Tình hình thực hiện cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai của tỉnh thời gian qua đạt kết quả chưa cao. Qua giám sát, chúng tôi nhận thấy một số TTHC rườm rà, chồng chéo, chưa hợp lý, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; một số TTHC về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất… liên quan nhiều ngành, nhiều cấp có nhiều nội dung chưa đồng nhất nên khó khăn cho các cơ quan đầu mối khi giải quyết TTHC một cửa liên thông.


Bên cạnh đó, đoàn nhận thấy vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức giải quyết công việc chậm trễ, tiêu cực; tình trạng để người sử dụng đất phải đi lại nhiều lần vẫn chưa được khắc phục; việc nhận thêm thành phần hồ sơ ngoài quy định vẫn còn xảy ra. Bên cạnh đó, thời gian giải quyết một số thủ tục vẫn còn dài; trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực chưa bảo đảm yêu cầu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn hạn chế, rất nhiều TTHC trong lĩnh vực đất đai vẫn còn thực hiện thủ công (nhất là ở cấp xã và trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính).


Công tác tuyên truyền về cải cách TTHC nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng chưa đa dạng về hình thức và sâu rộng về đối tượng. Người sử dụng đất vẫn khó trong việc tiếp cận thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh hiện nay.


- Đoàn giám sát của HĐND tỉnh có kiến nghị gì với UBND tỉnh sau lần giám sát lần này?


- Chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh bãi bỏ một số TTHC không thuộc thẩm quyền của các đơn vị thuộc tỉnh, rà soát thống nhất thành phần hồ sơ đầu vào đối với TTHC liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và đăng ký biến động đất đai. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần đẩy mạnh đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất của cán bộ, nhân viên; nâng cấp phần mềm một cửa điện tử cho phù hợp yêu cầu công việc…


Đoàn giám sát của HĐND tỉnh cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương bố trí trụ sở làm việc của các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, cũng như cấp kinh phí đầu tư cơ sở vật chất của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh; xem xét bố trí kinh phí đối với 120 biên chế viên chức của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh. Đối với 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, hồ sơ phát sinh ít, điều kiện đi lại họp hành ở tỉnh khó khăn, đề nghị tỉnh xác định đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước để tạo điều kiện cho đơn vị có nguồn kinh phí hoạt động…


- Cảm ơn ông!


X.T (Thực hiện)

----------------------------------------------

26 dự án thu hồi đất bổ sung để phát triển kinh tế - xã hội


- Ông Võ Tấn Thái - Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết:


Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh đã thông qua danh mục các dự án thu hồi đất bổ sung để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh năm 2018. Cụ thể, có 26 dự án thu hồi đất được bổ sung trong năm 2018, với tổng diện tích 108,06ha, trong đó có 17 dự án có vốn ngân sách, thu hồi 52,86ha và 9 dự án có vốn ngoài ngân sách, thu hồi 55,2ha.


- Xin ông cho biết cụ thể danh mục các dự án thu hồi đất bổ sung ở các địa phương trong năm nay?


- Đối với 17 dự án có vốn ngân sách, tại địa bàn TP. Nha Trang có các dự án: đường vành đai 2 (thu hồi thêm 0,05ha); Khu tái định cư số 2 (xã Vĩnh Hiệp, thu hồi 0,84ha) và dự án nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 3 (thu hồi 23,75ha). Huyện Cam Lâm có dự án nâng cấp, mở rộng đường Tỉnh lộ 3 (thu hồi 22,03ha). Huyện Diên Khánh có dự án mở rộng Nghĩa trang Gò Sạn (thu hồi 1,42ha). Thị xã Ninh Hòa có các dự án: đường dân sinh dọc tường rào Nghĩa trang liệt sĩ Ninh Hòa - Vạn Ninh (thu hồi 0,06ha), chợ Ninh Hà (thu hồi 0,21ha), đường bê tông xi măng C1 - Ninh Thọ (thu hồi 0,2ha), đường bê tông xi măng B7 - Ninh Thọ (thu hồi 0,12ha), đường bê tông xi măng B6 - Ninh Thọ (thu hồi 0,22ha), đường bê tông xi măng H1 - Ninh Thọ (thu hồi 0,1ha), đường quy hoạch giao thông TDD16 - Ninh Sim (thu hồi 0,1ha), kè 2 bờ sông Tân Lâm nhánh 2 - Ninh Thân (thu hồi 0,3ha), công trình chống sạt lở bờ tả sông Lốt phía hạ và thượng lưu cầu Văn Định - Ninh Đông (thu hồi 0,32ha) và công trình bờ tả sông Lốt thôn Phú Gia - Ninh An (thu hồi 0,14ha). Huyện Khánh Sơn có 2 dự án: cầu tràn thôn Dốc Trầu (thu hồi 2ha) và kè bảo vệ hạ lưu cầu Ba Cụm Bắc (thu hồi 1ha).


Đối với 9 dự án có vốn ngoài ngân sách, huyện Cam Lâm có 4 dự án bổ sung thu hồi đất trong năm 2018 gồm: Nhà máy Điện mặt trời Điện lực miền Trung tại Cam An Bắc (thu hồi bổ sung 0,53ha), đường dây 110kV thuộc dự án Nhà máy Điện mặt trời AMI tại Cam An Nam (thu hồi 0,1ha), đường giao thông dân sinh tại xã Cam An Nam (thu hồi 1,7ha) và Nhà máy Điện mặt trời Trung Sơn tại Cam An Bắc (thu hồi 40,5ha). TP. Cam Ranh có 2 dự án gồm: Trạm biến áp 110kV sân bay Cam Ranh và hướng tuyến đường dây 110kV đấu nối tại Cam Nghĩa (thu hồi 0,61ha) và đường dây 110kV thuộc dự án điện mặt trời Điện lực miền Trung qua Cam Thành Nam, Cam Nghĩa (thu hồi 0,24ha). Thị xã Ninh Hòa có dự án cải tạo nâng cấp khả năng truyền tải đường dây 110kV từ Trạm biến áp 110kV Nha Trang đi Trạm biến áp 110kV Ninh Hòa đoạn qua Vĩnh Phương, Vĩnh Lương (thu hồi 0,11ha); dự án cải tạo nâng cấp khả năng truyền tải đường dây 110kV từ Trạm biến áp 110kV Nha Trang đi Trạm biến áp 110kV Ninh Hòa đoạn qua một số địa phương thuộc Ninh Hòa (thu hồi 0,35ha). Huyện Khánh Vĩnh có dự án tuyến đường dây và trạm biến áp 35kV Khánh Vĩnh (thu hồi 11,06ha).


- Xin cảm ơn ông!

BÍCH LA (Thực hiện)

----------------------------------------------


Thu phí đỗ xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống tại một số tuyến đường của TP. Nha Trang


Dự kiến từ ngày 1-9, TP. Nha Trang sẽ thu phí đỗ xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống tại một số tuyến đường. Ông Vĩnh Thông - Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài chính cho biết:

Thời gian qua, trên địa bàn TP. Nha Trang đã tiến hành thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng, lề đường, hè phố trong đô thị không vì mục đích giao thông theo Nghị quyết số 23 năm 2016 của HĐND tỉnh.


Hiện nay, tại một số tuyến đường có nhiều nhà hàng, khách sạn, quán cà phê thường xuyên xảy ra tình trạng xe ô tô đậu đỗ rất nhiều gây ùn tắc giao thông. Vì vậy, tại một số tuyến đường chính của TP. Nha Trang cần thực hiện việc thu phí đỗ xe theo giờ để hạn chế tình trạng trên. Đồng thời, tăng cường ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông, góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong việc đảm bảo an toàn giao thông, xây dựng văn minh đô thị. Việc thu phí này còn góp phần thu ngân sách để duy tu sửa chữa đường hàng năm. Vì vậy, UBND tỉnh đã đề nghị và được HĐND tỉnh thông qua việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 23 về đối tượng cũng như quy định mức phí, việc quản lý, sử dụng phí đỗ xe từ 16 chỗ ngồi trở xuống tại một số tuyến đường chính có tổ chức thu phí trên địa bàn TP. Nha Trang.

- Ông có thể cho biết cụ thể hơn về đối tượng cũng như mức phí thu?


- Về đối tượng nộp phí, tất cả các tổ chức, cá nhân đỗ xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống tại một số tuyến đường có tổ chức thu phí trên địa bàn TP. Nha Trang.


Về mức thu, các xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống sẽ chịu mức phí 20.000 đồng/xe/lượt khi đỗ xe trong thời gian từ 2 giờ trở xuống; đối với thời gian đỗ xe hơn 2 giờ, mức thu của 2 giờ đầu là 20.000 đồng/xe/lượt, mức thu cho mỗi giờ tiếp theo (1 - 60 phút) là 40.000 đồng/xe/lượt. Riêng đối với các trường hợp xe đưa đón học sinh đỗ phía trước các cổng trường học sẽ được miễn đóng loại phí này.


- Việc tổ chức thu phí sẽ triển khai như thế nào, thưa ông?


- Tới đây, UBND tỉnh xem xét, quyết định cụ thể tuyến đường nào sẽ tổ chức thu phí và sẽ có sự thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh trước khi triển khai. Việc triển khai thu phí dự kiến sẽ được thực hiện từ ngày 1-9-2018. Trước khi tổ chức thu phí, TP. Nha Trang và các địa phương có liên quan sẽ tập trung tuyên truyền để người dân và du khách nắm bắt, thực hiện việc thu phí này.


- Xin cảm ơn ông!


THANH LONG (Thực hiện)

Theo baokhanhhoa.com.vn

Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến điều hành phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trong thời gian tới. Báo Khánh Hòa đã phỏng vấn Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành về những nghị quyết vừa được thông qua. Cải cách hành chính về đất đai chưa như mong đợi Ngày 18-7, tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI, Thường trực HĐND tỉnh đã báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về “Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định canh, định cư đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh t

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn