Thứ hai, ngày 20-11-2017, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.

Thứ hai, ngày 20-11-2017, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.

Buổi sáng, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Đã có 25 đại biểu Quốc hội phát biểu và 4 đại biểu tranh luận, thảo luận tập trung vào những nội dung sau:

- Về sự cấn thiết và thời điểm thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;

- Về thí điểm cơ chế quản lý đất đai; cơ chế quản lý đầu tư; cơ chế tài chính - ngân sách, trong đó có quy định về chính sách thuế, phí, lệ phí; cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố Hồ Chí Minh và việc thí điểm áp dụng thuế tài sản nhà đất…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo, giải trình, cung cấp thêm thông tin, làm rõ một số vấn đề được đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều,

1. Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua các Điều 1, Điều 3 và toàn văn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đo đạc và bản đồ. Đã có 19 đại biểu Quốc hội phát biểu, thảo luận tập trung vào những nội dung sau:

- Về các vấn đề chung: sự cần thiết ban hành Luật, tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; bố cục, giải thích từ ngữ; về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ; về tài chính cho hoạt động đo đạc và bản đồ; về ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động đo đạc và bản đồ; về bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật trong hệ thống pháp luật; tính khả thi của dự thảo Luật; về việc giao quy định chi tiết một số nội dung của dự thảo Luật;

- Về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đo đạc và bản đồ: về biện pháp để thực hiện chính sách xã hội hóa trong hoạt động đo đạc và bản đồ; ưu tiên lập bản đồ phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và cứu nạn, cứu hộ; chính sách bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ trong hoạt động đo đạc và bản đồ;

- Về hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản: về phân định trách nhiệm giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng trong việc tổ chức xây dựng, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ lớn, tỷ lệ nhỏ, bản đồ địa hình đáy biển các tỷ lệ, xây dựng hệ thống không ảnh, đo đạc thành lập bản đồ công trình ngầm; về nội dung đo đạc và bản đồ cơ bản; hệ thống không ảnh; cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia; về tính khả thi của việc giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia;

- Về hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành: về thành lập bản đồ hành chính Việt Nam; thống nhất về thứ tự, tên gọi và nội dung các điều về từng hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành;

- Về vận hành công trình hạ tầng đo đạc và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia: về dữ liệu và riêng dữ liệu không gian địa lý; dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý; về hệ thống thông tin dữ liệu sản phẩm đo đạc và bản đồ; quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ;

- Về điều kiện hoạt động đo đạc và bản đồ: về điều kiện, thủ tục cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức trong nước; về chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ; điều kiện hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

- Về quản lý nhà nước: về trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm đầu mối của Bộ Tài nguyên và Môi trường; về việc phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương một số nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo, giải trình, cung cấp thêm thông tin, làm rõ một số vấn đề được đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ ba, ngày 21-11-2017, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Luật Thủy sản (sửa đổi).

Theo quochoi.vn

Thứ hai, ngày 20-11-2017, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Đã có 25 đại biểu Quốc hội phát biểu và 4 đại biểu tranh luận, thảo luận tập trung vào những nội dung sau: - Về sự cấn thiết và thời điểm thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; - Về thí điểm cơ chế quản lý đất đai; cơ chế quản lý đầu tư; cơ chế tài chính - ngân sách, trong đó có quy định về chính sách thuế, phí, lệ phí; cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ,

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn