Tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế- xã hội và quyết toán ngân sách nhà nước vào sáng 26/5, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã đi đúng hướng.
Thảo luận về KTXH và NSNN: Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã đi đúng hướng
Thảo luận về KTXH và NSNN: Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã đi đúng hướng

Tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế- xã hội và quyết toán ngân sách nhà nước vào sáng 26/5, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã đi đúng hướng.

Trình bày quan điểm về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Bùi Xuân Thống tỉnh Đồng Nai, nhận định, sự tăng trưởng ấn tượng của ngành nông nghiệp trong bối cảnh nước ta bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu và GDP bình quân nước ta. Điều đó chỉ ra sự đúng hướng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo đà cho ngành nông nghiệp nước ta phát triển mạnh trong thời gian tới. Song, bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng thì chúng ta còn thấy nhiều tồn tại trong ngành nông nghiệp như báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra và trong báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổng hợp. Một số địa phương phản ánh việc nông dân không còn thiết tha với đồng ruộng, môi trường kinh doanh nông nghiệp chưa hấp dẫn, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, công nghiệp chế biến phát triển chậm, tình trạng giải cứu trong nông nghiệp xuất hiện, hết giải cứu heo, chuối, thanh long, mới đây là xu hào. Điều này chỉ ra sự phát triển của nông nghiệp còn kém bền vững, vấn đề liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế, sản phẩm nông sản của ta chưa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường ngoài nước. Bên cạnh đó, sản xuất trong nông nghiệp còn mang tính tự phát theo phong trào mà chưa theo quy hoạch. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người nông dân còn nhiều vướng mắc nhất là trong các khâu triển hai chính sách. Việc cùng cấp thông tin thị trường, quy hoạch và quản lý quy hoạch trong nông nghiệp tiếp cận tín dụng.


ĐBQH Bùi Xuân Thống tỉnh Đồng Nai phát biểu

Đại biểu Bùi Xuân Thống kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ để triển khai chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp một cách đồng bộ từ việc thông tin cụ thể về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trong nông nghiệp, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ về tín dụng nhất là thủ tục về khoanh nợ, giãn nợ tạo điều kiện cho người nông dân có đủ thông tin về quy hoạch, thị trường và yêu cầu tiêu thụ sản phẩm để chủ động lựa chọn sản xuất của mình phù hợp quy hoạch và tái sản xuất khi gặp rủi ro trong sản xuất; rà soát lại quy hoạch các vùng sản xuất đồng thời phối hợp bộ, ngành Trung ương, các viện đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao mô hình sản xuất nhằm thích ứng tình hình biến đổi khí hậu và cho hiệu quả kinh tế cao.

Liên quan đến nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So tỉnh Bắc Ninh đưa ra một số giải pháp sau: Thứ nhất, nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, cơ giới hóa, hiện đại hóa theo nền sản xuất lớn, đẩy nhanh ứng dụng kỹ thuật số tự động, công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng và phát triển các hợp tác xã cả về dịch vụ công, nông nghiệp như ở các nước đang làm, như Đài Loan, Đan Mạnh người ta làm việc này rất hiệu quả.

Thứ hai, xác định rõ tầm quan trọng của Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, từ đó xây dựng các chính sách hỗ trợ có tính đột phá về môi trường kinh doanh lẫn nguồn vốn để khuyến khích doanh nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao. Thứ ba, cần có giải pháp đồng bộ để xây dựng thương hiệu nông sản Việt, tránh đội lốt các thương hiệu nước ngoài tiêu thụ, dẫu đó là thị trường xuất khẩu hay nội địa.

Thứ ba, làm tốt công tác quy hoạch gắn với thị trường chứ không phải hỗ trợ cho tín hiệu thị trường, tránh phải đối mặt với điệp khúc giải cứu nông sản như thời gian qua. Bên cạnh những đa dạng thị trường xuất khẩu cần xác định tiềm năng của thị trường 93 triệu dân trong nước. Người tiêu dùng đang khủng hoảng niềm tin, họ có cần sản phẩm tốt không, an toàn không, đương nhiên là có. Khách hàng thuộc phân khúc nào cũng đều có thị trường cả nhưng tại sao người tiêu dùng lại sính ngoại, không phải họ thừa tiền mà vì chưa có những sản phẩm đáp ứng thị hiếu và lòng tin của họ, điều này không chỉ một mình doanh nghiệp làm và người dân cũng khó có thể làm được.


ĐBQH Nguyễn Như So đưa ra giải pháp

Cũng quan tâm về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải tỉnh Hòa Bình khẳng định việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã đi đúng hướng và cần có tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, tình trạng thương lái của một số quốc gia, nhất là các nước láng giềng đã sử dụng các thủ thuật có những dấu hiệu tiêu cực nhằm phá hoại nền sản xuất nông nghiệp nước ta, gây bất ổn cho sản xuất nông nghiệp nước ta. Mặt khác, công tác dự báo thị trường về nhu cầu sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản chúng ta còn yếu. Nhìn từ đầu năm đến nay chúng ta đã thực hiện rất nhiều cuộc giải cứu nông sản cho nông dân như dưa hấu, ớt, mía, v.v... Đại biểu cho rằng đây không phải là sản phẩm chủ lực, chẳng lẽ không phải là sản phẩm chủ lực mà ngành đã để nông dân lao đao như thế này sao?

Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề này và nên sớm có phương án tái cơ cấu, xử lý căn bản hơn trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chúng ta đặc biệt chú ý đến sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị hàng hóa. Chú ý đến nâng cao các giải pháp, thu hút doanh nghiệp chế biến nông sản để xuất khẩu. Đặc biệt phải giải quyết cho được nút thắt là tích tụ ruộng đất cho sản xuất hàng hóa lớn. Nhất là sắp tới đây ngày 01 tháng 01 năm 2019, Luật Quy hoạch đầu tư có hiệu lực thì việc quy hoạch sản phẩm hàng hóa sẽ không còn nữa. Mọi sản xuất đều theo tín hiệu thị trường, nếu vậy chúng ta không có tín hiệu dự báo, thông tin thị trường kịp thời để cho người nông dân thì phải giải cứu dài dài và nông dân tiếp tục lao đao./.

Hồ Hương

Theo quochoi.vn

Tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế- xã hội và quyết toán ngân sách nhà nước vào sáng 26/5, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đã đi đúng hướng. Trình bày quan điểm về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Bùi Xuân Thống tỉnh Đồng Nai, nhận định, sự tăng trưởng ấn tượng của ngành nông nghiệp trong bối cảnh nước ta bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng xuất khẩu và GDP bình quân nước ta. Điều đó chỉ ra sự đúng hướng trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo đà cho ngành nông nghiệp nước ta phát triển mạnh trong thời gian tới. Song, bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng thì chúng ta còn thấy nhiều tồn tại tron

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn