Chiều 8/6, tiếp tục thảo luận ở Hội trường về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành Dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn trước tính khả thi của phương án nâng kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ 5.000 tỷ lên hơn 23.000 tỷ đồng.
Thảo luận Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư vào Dự án
Thảo luận Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư vào Dự án
Chiều 8/6, tiếp tục thảo luận ở Hội trường về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành Dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn trước tính khả thi của phương án nâng kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ 5.000 tỷ lên hơn 23.000 tỷ đồng. Một trong những lý do được đưa ra là phương án này sẽ dẫn đến tình trạng nợ công tăng cao và không phù hợp với Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII ban hành trước đó. Tuy nhiên, trong phần tiếp thu, giải trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Quốc hội cần tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề này.

Hơn 23.000 tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng và áp lực nợ công tăng cao

Theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội khóa XIV, Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành được bố trí 5.000 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, theo quy định tại khoản 3, Điều 4, Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành phải “bảo đảm an toàn, đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, hiệu quả đầu tư; chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong quá trình đầu tư; có đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường; huy động và cân đối các nguồn vốn đầu tư theo quy định của pháp luật; không gây tác động xấu đến nợ công”.

Tuy nhiên, theo Tờ trình của Chính phủ tại Kỳ họp này, tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trong Dự án là 4.730 hộ gia đình, cá nhân với khoảng 15.000 nhân khẩu và 26 tổ chức bao gồm các tổ chức tôn giáo, trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, trường học, trạm y tế và doanh nghiệp. Do đó, khái toán tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khoảng 23.019,6 tỷ đồng (tính theo đơn giá năm 2017).


ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: phương án nâng kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng là không khả thi

Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương- tỉnh Quảng Bình cho rằng, bài toán khó khăn nhất hiện nay đối với Dự án là kinh phí cho việc giải phóng mặt bằng. Dự án cần hơn 23.000 tỷ đồng, trong khi đó nguồn kinh phí được Quốc hội thông qua bằng nguồn vốn trung hạn chỉ là 5000 tỷ đồng. Đánh giá phương án này “không khả thi”, đại biểu đề nghị phải có giải trình để thấy nguồn ngân sách này lấy từ đâu và đáp ứng như thế nào?. Đồng thời, nếu không lường trước được những khó khăn vướng mắc thì khi Nghị quyết ban hành sẽ là lực cản về tiến độ, gây lãng phí, phản ứng trong người dân. Do đó, Quốc hội chỉ nên đồng ý về việc ban hành Nghị quyết tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành Dự án thành phần và giao cho Chính phủ rà soát, đánh giá tác động, đồng thời cân đối khả năng để thực hiện tiến độ tùy theo tình hình xảy ra.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Phương Hoa- Tp. Hà Nội thì phân tích, thực tế công tác giải phóng mặt bằng khó có thể huy động được từ nguồn vốn ODA cũng như kêu gọi xã hội hóa đầu tư. Theo phương án của Chính phủ, “cũng có thể hoàn trả một phần vốn" là chưa có gì chắc chắn, chưa có gì khẳng định và cũng chưa xác định được giá trị là bao nhiêu nên có thể hoặc không thể thu được từ nguồn này. Do đó, chắc chắn Dự án sẽ phải dùng kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi trả cho việc giải phóng mặt bằng và “như vậy liệu có đảm bảo đúng theo Khoản 4, Điều 3, Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII là không gây tác động xấu đến nợ công hay không?”.

Để thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính khả thi và bền vững trong quá trình triển khai Dự án, đại biểu đề nghị lùi lại việc thông qua Dự án vào Kỳ họp thứ 4 để có đủ báo cáo nghiên cứu khả thi. “Trong trường hợp Quốc hội thông qua chủ trương tách nội dung thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư thành dự án thành phần sớm tại Kỳ họp thứ 3 mà chưa có báo cáo nghiên cứu khả thi, liệu có thể là những tiền đề không tốt cho các dự án quan trọng của quốc gia sau này”- đại biểu Trần Thị Phương Hoa nhấn mạnh.


ĐBQH Đặng Thuần Phong- tỉnh Bến Tre: nếu Dự án hoàn toàn sử dụng NSNN
sẽ làm tăng áp lực nợ công


Còn theo đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong- tỉnh Bến Tre, việc Quốc hội đã phân bổ 5000 tỷ từ nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016- 2020 đã thể hiện trách nhiệm của Quốc hội. Tuy nhiên Chính phủ lại chưa triển khai nên không nhận diện được vốn nào, ở đâu. Đến nay khi giải tỏa đền bù khó khăn, khó kêu gọi đầu tư nên phải sử dụng hoàn toàn nguồn ngân sách nhà nước “là không thỏa đáng”. Đại biểu cũng cho rằng, nếu đầu tư Dự án hoàn toàn từ ngân sách nhà nước thì áp lực nợ công sẽ tăng và nếu ban hành Nghị quyết này thì chính Quốc hội cũng không nghiêm trong việc thực hiện Nghị quyết số 94/2015/QH13.

Cũng với quan điểm như trên, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương- tỉnh Ninh Bình cho rằng, khi xây dựng Báo cáo Dự án sân bay Long Thành thì một phần nguồn vốn từ nhà nước và chủ yếu vẫn là do doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên, khi hoàn thành dự án, nếu các doanh nghiệp thấy khả năng thu hồi vốn không ổn, doanh nghiệp không đầu tư thì nhà nước liệu có làm nữa hay không, lúc đó với lượng vốn như vậy thì “nợ công của đất nước lên đến đâu?”. Đánh giá đây là vấn đề “rất khó”, đại biểu đề nghị Quốc hội phải bàn thật kỹ trước khi quyết định.

Tránh tâm lý nặng nề khi nợ công tăng cao


Phân tích về vấn đề nợ công, đại biểu Quốc hội Võ Trọng Kim- tỉnh Hải Dương cho rằng, quan điểm về trần nợ công quốc gia chắc chắn sớm cán mốc và sẽ vượt qua mốc 65% tổng GDP. Vì thế, trần nợ công nên đi theo quan điểm mở, không nên đóng chặt như hiện nay bởi 65% là một barie dựng lên để quản lý và giám sát đối với những việc sử dụng vốn không hiệu quả, lãng phí và chưa đảm bảo chắc chắn trong vấn đề an toàn nền tài chính quốc gia. Nhưng khi nước ta đi theo quan điểm ủng hộ Chính phủ kiến tạo, xây dựng và phát triển thì phải cần vốn nhiều hơn, có nghĩa là phải tăng nợ công. “Theo tinh thần đó mới làm được những việc lớn sắp tới, không phải đây là công trình trọng điểm quốc gia mà sắp tới còn có công trình trọng điểm quốc gia khác nữa”- đại biểu nhấn mạnh.


ĐBQH Võ Trọng Kim: cần tránh tâm lý nặng nề nợ công cao cho nên không dám làm gì

Ngoài ra, đại biểu cũng bày tỏ chính kiến khi cho rằng, “muốn kiến tạo, muốn phát triển, có nghĩa chúng ta muốn làm giàu thì đề nghị Chính phủ phải có gan, có gan mới có thể làm giàu, mạnh dạn trình ra cho Quốc hội một cách thức thu hồi vốn và trả nợ vay để tránh tâm lý nặng nề hiện nay nợ công cao, cho nên không dám làm gì".

Cùng quan điểm như trên, đại biểu Quốc hội Đỗ Ngọc Thịnh- tỉnh Khánh Hòa cho biết, theo Bộ Giao thông Vận tải, việc xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành không chỉ từ vốn đầu tư của Nhà nước mà sẽ huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác và vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Do đó, “không quá lo lắng về nợ công sẽ tăng cao trong thời gian tới”.

Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện kêu gọi đầu tư


Tiếp thu, giải trình ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết, việc giải phóng mặt bằng không thể huy động nguồn vốn ODA và nguồn vốn tư nhân, do đó chỉ có thể có từ nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, Dự án sẽ có nhiều nguồn thu từ quỹ đất. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt 43km từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Long Thành là cơ hội rất lớn cho thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.


Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đề nghị tạo điều kiện làm tốt việc giải phóng mặt bằng nhằm tạo điều kiện để kêu gọi đầu tư

Ngoài ra, Dự án sân bay Long Thành cũng được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Việc đầu tư này không còn là mới mẻ, điển hình như nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng, nhà ga T4 của sân bay Nha Trang, sân bay Vân Đồn. Do đó, sân bay Long Thành sẽ hướng hình thức đầu tư theo dạng hợp tác công- tư (PPP), trong đó vốn nhà nước trước hết là nhằm phục vụ việc giải phóng mặt bằng. Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cũng cho rằng, hiện nay nếu tính đến nguồn vốn 23.000 tỷ đồng trên 114.000 tỷ đồng ở giai đoạn 1 là chiếm khoảng 20%. Nhưng Dự án có 3 giai đoạn và giai đoạn cuối cùng trong tổng mức đầu tư khoảng trên 300.000 tỷ đồng, tức là khoảng 16 nghìn tỷ đô la thì tỷ lệ của Nhà nước, đặc biệt là tỷ lệ giải phóng mặt bằng còn lại là rất thấp.

Từ những phân tích trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị sau báo cáo nghiên cứu tính khả thi ở Kỳ họp thứ 4, Quốc hội nên cân nhắc, tạo điều kiện để làm tốt việc giải phóng mặt bằng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư cho giai đoạn 1 được thành công. Bộ trưởng cũng cho rằng, trong bối cảnh trần nợ công và vốn ngân sách nhà nước hết sức khó khăn nhưng để kêu gọi các nhà đầu tư thì cần phải có một sự chuẩn bị nhất định.
Theo quochoi.vn
Chiều 8/6, tiếp tục thảo luận ở Hội trường về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành Dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn trước tính khả thi của phương án nâng kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ 5.000 tỷ lên hơn 23.000 tỷ đồng. Một trong những lý do được đưa ra là phương án này sẽ dẫn đến tình trạng nợ công tăng cao và không phù hợp với Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII ban hành trước đó. Tuy nhiên, trong phần tiếp thu, giải trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Quốc hội cần tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề này. Hơn 23.000 tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng và áp lực nợ công tăng cao Theo Ng

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn