Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
THẨM TRA VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CẤP THỊ THỰC ĐIỆN TỬ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH VIỆT NAM
THẨM TRA VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CẤP THỊ THỰC ĐIỆN TỬ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH VIỆT NAM

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt báo cáo thẩm tra trước Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt cho biết, trên cơ sở xem xét, đánh giá Báo cáo số 518/BC-CP ngày 22/10/2018 của Chính phủ tổng kết thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội (gọi là Nghị quyết), Uỷ ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, Báo cáo của Chính phủ đã thể hiện khá đầy đủ quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, nêu rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân; có số liệu cụ thể, chi tiết về kết quả thực hiện Nghị quyết; đồng thời kiến nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thêm 02 năm kể từ ngày 01/02/2019. Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với nội dung Báo cáo của Chính phủ, đề nghị Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.

Về tổ chức triển khai và kết quả thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, ngay sau khi Nghị quyết của Quốc hội được ban hành, Chính phủ đã khẩn trương và tích cực chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng xây dựng Nghị định quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; bố trí nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo để kịp thời thi hành Nghị quyết theo đúng thời gian Quốc hội giao. Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt đánh giá cao việc tổ chức triển khai và kết quả thi hành Nghị quyết, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung sau:

Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định số 07/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử phù hợp và bám sát yêu cầu thực tế, không chỉ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, mà còn xác định cụ thể các nước có công dân thuộc diện thực hiện thí điểm, danh sách các cửa khẩu cho phép nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử phù hợp với quy định của Nghị quyết, bảo đảm việc thực hiện thí điểm có hiệu quả. Bên cạnh đó, Chính phủ tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện thí điểm bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử bằng nhiều thứ tiếng phù hợp với đối tượng thực hiện.

Ngoài ra, Chính phủ đã ưu tiên bố trí nhân lực, tổ chức tập huấn cho lực lượng trực tiếp làm công tác cấp thị thực và kiểm soát xuất, nhập cảnh bằng thị thực điện tử; bảo đảm kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo khác đáp ứng yêu cầu thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử.


Toàn cảnh phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt cũng nhấn mạnh, việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử đã đạt được những kết quả tích cực về đối ngoại, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nổi bật là: + Về đối ngoại, đã tiếp tục khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế và cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập cảnh Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư và du lịch. Việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử được các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam đánh giá tích cực, tạo thuận lợi cho việc xây dựng, củng cố quan hệ ngoại giao của nước ta với các quốc gia trong giai đoạn hội nhập.

Về kinh tế - xã hội, chính sách cấp thị thực điện tử đã góp phần thu hút người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng; góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đồng thời thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về thủ tục hành chính trong thủ tục xuất, nhập cảnh của Việt Nam.

An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xét duyệt nhân sự cấp thị thực điện tử đảm bảo chặt chẽ; việc kiểm tra, kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực điện tử bảo đảm an ninh, an toàn; phòng ngừa từ xa, không để lọt các trường hợp người nước ngoài thuộc diện chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam, chủ động đáp ứng yêu cầu thông tin cho các cơ quan chức năng phục vụ các hoạt động nghiệp vụ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ về những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. UBQPAN đề nghị phân tích, làm rõ thêm một số nội dung sau: Đánh giá rõ hơn hiệu quả về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của việc cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; Đánh giá rõ những tồn tại và nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động nhập cảnh của người nước ngoài bằng thị thực điện tử đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của nước ta và định hướng giải pháp xử lý? vì đây là lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm, phức tạp, khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia luôn trực tiếp, hiện hữu. Ngoài ra, danh sách các nước có công dân thuộc diện thí điểm cấp thị thực điện tử và danh sách các cửa khẩu cho phép nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử đã phù hợp với nhu cầu thực tiễn chưa?, vì theo Báo cáo của Chính phủ, nhiều nước có rất ít công dân đề nghị cấp và nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực điện tử, thậm chí có nước không có công dân nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực điện tử; một số cửa khẩu được phép xuất cảnh, nhập cảnh bằng thị thực điện tử nhưng không có hoặc có rất ít công dân nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh. Mặt khác, có tình trạng công dân nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh không đúng cửa khẩu đã được duyệt khi cấp thị thực điện tử.

Ủy ban đặt vấn đề: Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc thí điểm cấp thị thực điện tử đã đảm bảo thông suốt chưa? Phương pháp thông tin, tuyên truyền đã phù hợp chưa? Đánh giá làm rõ hơn những nguyên nhân tồn tại, trong đó tập trung làm rõ lý do đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thí điểm, vì theo Báo cáo của Chính phủ thì đã cơ bản đánh giá rõ được ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, có thể không cần kéo dài thí điểm để tránh lãng phí.

Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt nêu rõ, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử, UBQPAN cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ đã nêu trong Báo cáo, đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 trong thời gian 2 năm kể từ ngày 01/02/2019 để có thêm thời gian kiểm nghiệm, tổng kết, đánh giá một cách toàn diện tác động của chính sách này; trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trước thời gian kết thúc việc thí điểm. Nội dung này đề nghị Quốc hội cho quy định trong Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 6.

Trong thời gian tiếp tục thực hiện thí điểm, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành hữu quan đề xuất điều chỉnh danh sách các nước có công dân thuộc diện thực hiện thí điểm, danh sách các cửa khẩu cho phép nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử bảo đảm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của việc thí điểm; sớm xử lý, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện thí điểm, bảo đảm việc thực hiện thí điểm có hiệu quả thiết thực.

Hồ Hương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt báo cáo thẩm tra trước Quốc hội Chủ nhiệm Ủy ban Võ Trọng Việt cho biết, trên cơ sở xem xét, đánh giá Báo cáo số 518/BC-CP ngày 22/10/2018 của Chính phủ tổng kết thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội (gọi là Nghị quyết), Uỷ ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, Báo cáo của Chính phủ đã thể hiện khá đầy đủ quá trì

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn