Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, chiều 22/10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo thẩm tra Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ.
THẨM TRA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA CHÍNH PHỦ
THẨM TRA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, chiều 22/10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo thẩm tra Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ.


Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế báo cáo tại Quốc hội

Thẩm tra việc thực hiện một số mục tiêu chủ yếu về cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020, Ủy ban Kinh tế đánh giá cao kết quả đã đạt được của Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh đồng thời phải giải quyết những tồn tại, hạn chế của giai đoạn trước và thực hiện cải cách, tìm kiếm động lực tăng trưởng cho giai đoạn sau năm 2020. Ngay từ đầu năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27 để triển khai với 16 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu về cơ cấu lại nền kinh tế đến nay cho thấy nhiều kết quả tích cực. Trong số 5 nhóm mục tiêu được xác định tại Nghị quyết số 24, có 4 nhóm mục tiêu liên quan đến cơ cấu lại ngân sách nhà nước và đầu tư công, cải thiện chất lượng tăng trưởng và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, thị trường tài chính đạt kết quả khả quan. Theo đó, 41% các chỉ tiêu được xác định tại Nghị quyết số 24 dự kiến hoàn thành và 36,4% chỉ tiêu có khả năng hoàn thành đến năm 2020. Khoảng cách về năng lực cạnh tranh của nước ta so với bình quân các nước ASEAN-4 có bước thu hẹp, các chỉ tiêu về năng suất và đổi mới công nghệ đều hoàn thành hoặc vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, nhóm mục tiêu thứ 5 về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã khó đạt được đến năm 2020 nếu không có giải pháp đẩy nhanh.

Đối với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Kinh tế tán thành với đánh giá của Chính phủ về những tồn tại, vướng mắc khi triển khai, đặc biệt nhấn mạnh đến cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện một số nhiệm vụ như: xử lý nợ xấu; thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển giao vốn về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; cơ cấu lại ngân hàng nhà nước; thực hiện quá trình đô thị hóa. Một số nhiệm vụ được thực hiện nhưng chưa thực sự phù hợp với tinh thần, quan điểm cải cách tại Nghị quyết số 24 mà mới chỉ được cải thiện hơn so với giai đoạn trước; một số nhiệm vụ đã được triển khai nhưng kết quả khó đo lường, chưa thấy rõ như: phát triển nguồn nhân lực, phát triển và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đổi mới, cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công lập.

Về thực hiện cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất về kết quả đạt được và những bất cập được nêu trong báo cáo của Chính phủ. Từ năm 2016, quá trình cơ cấu lại 3 lĩnh vực này đã có những chuyển biến mang tính căn cơ so với giai đoạn trước. Cơ cấu lại đầu tư công đạt bước tiến quan trọng với việc ban hành Kế hoạch đầu tư công trung hạn, cơ bản thống nhất với Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế mục tiêu hoàn thành cơ cấu lại 3 lĩnh vực trên trước năm 2019 có thể khó đạt được. Đối với cơ cấu lại đầu tư công, những hạn chế liên quan đến việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn không đúng tiến độ, vượt dự toán sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững của kế hoạch vay, trả nợ công đến năm 2020. Kết quả thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước mới chỉ là bước đầu, đòi hỏi tiếp tục quan tâm thực hiện các biện pháp nhằm tránh thất thoát vốn nhà nước, nâng cao tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện và phát triển doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng còn khó khăn trong thu hút nhà đầu tư tư nhân để tham gia xử lý các ngân hàng yếu kém; còn một số vướng mắc trong công tác phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành để triển khai hiệu quả Nghị quyết 42 của Quốc hội.

Về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ hơn thực trạng phân bổ, sử dụng ngân sách theo lãnh thổ và cấp quản lý, việc cơ cấu lại chi thường xuyên gắn với kết quả đổi mới khu vực sự nghiệp công lập để phản ánh toàn diện hơn việc cơ cấu lại ngân sách nhà nước của nước ta.


Toàn cảnh phiên họp

Ủy ban Kinh tế cũng đánh giá thể chế phát triển khu vực kinh tế tư nhân đang từng bước được hoàn thiện, bước đầu có kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc triển khai một số chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân còn vướng mắc, đặc biệt là thiếu nguồn lực thực hiện và có nhiều rào cản thủ tục với doanh nghiệp để tiếp cận chính sách. Quá trình thực hiện một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn thiếu minh bạch và chưa bảo đảm công bằng. Một số quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, tạo gánh nặng chi phí và cản trở sự phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu ngành vẫn thiếu sự gắn kết chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu lao động, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt. Một số ngành tuy đóng góp lớn vào xuất khẩu nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu và có nguy cơ bị thay thế hoặc dễ bị tác động bởi Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển một số loại hình dịch vụ như dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ phân phối chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ chế liên kết vùng chưa đi vào thực chất để hình thành không gian phát triển, phân bố nguồn lực trong vùng trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương.

Ủy ban Kinh tế cũng nhận định, việc hình thành đồng bộ và phát triển thị trường yếu tố sản xuất mới đạt kết quả bước đầu. Thị trường tài chính từng bước chuyển dịch lên cấp độ phát triển cao hơn với những thành tựu trong phát triển thị trường vốn, giảm sức ép cho thị trường tiền tệ. Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế từ thị trường vốn tăng từ mức 28% năm 2016 lên mức dự kiến đạt 36,4% năm 2018. Tuy nhiên, các thị trường yếu tố sản xuất còn lại nhìn chung vẫn chậm phát triển. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn ở mức sơ khai, quy mô nhỏ. Thị trường lao động phát triển chưa đồng đều, mất cân đối cung cầu lao động cả về trình độ tay nghề, ngành nghề kinh tế và địa phương. Kết quả thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao được ASEAN-4 hoặc quốc tế chấp nhận còn thấp. Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều rào cản cho tập trung và tích tụ ruộng đất. Diện tích đất nông nghiệp trung bình chỉ đạt 0,18 ha/thửa. Quy mô thị trường khoa học và công nghệ còn nhỏ, chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ, nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp nước ta chỉ chiếm khoảng 0,3% doanh thu, thấp hơn nhiều so với một số nước như Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Hồng Thanh nêu rõ, trên cơ sở việc thẩm tra đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Kinh tế báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến và tập trung đánh giá về các nội dung trên trong quá trình thảo luận tại tổ và hội trường tại kỳ họp thứ 6./.

Hồ Hương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV, chiều 22/10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo thẩm tra Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế báo cáo tại Quốc hội Thẩm tra việc thực hiện một số mục tiêu chủ yếu về cơ cấu lại nền kinh tế đến năm 2020, Ủy ban Kinh tế đánh giá cao kết quả đã đạt được của Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh đồng thời phải giải quyết những tồn tại, hạn chế của giai đoạn trước và thực hiện cải cách, tìm kiếm động lực tăng trưởng cho giai đoạn sau năm 2020. Ngay từ đầu năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27 để triển khai với 16 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn