Sáng 27/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham gia giải trình về các vấn đề được quan tâm.
QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI

Sáng 27/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham gia giải trình về các vấn đề được quan tâm.


Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội

Mở đầu phiên thảo luận, Trưởng Ban dân nguyện Nguyễn Thanh Hải phản ánh một số vấn đề mà đại biểu quan tâm cũng như cử tri gửi gắm đến kỳ họp của Quốc hội để Quốc hội và Chính phủ, cũng như các bộ, ngành đề ra các giải pháp trong thời gian tới. Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nêu rõ, về kế hoạch năm 2019, đề nghị Chính phủ trong điều hành cần tập trung một số nhiệm vụ: Cần tăng cường công tác dự báo tình hình trên tất cả các lĩnh vực trong và ngoài nước; cần sớm bổ sung các điều kiện kinh doanh cần thiết nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ, quy định rõ ràng, siết chặt các hoạt động kinh doanh đòi nợ thuê của các tổ chức tín dụng đen, công ty đòi nợ thuê. Tình hình an ninh trật tự qua báo cáo đánh giá của Chính phủ vẫn còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó cử tri quan tâm nhất là tệ nạn ma túy. Vì vậy, Chính phủ cần sớm trang bị kỹ thuật nhằm sớm phát hiện và phòng ngừa để xử lý đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Đại biểu Thạch Phước Bình – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh cho biết, cử tri phấn khởi trước những thành tựu năm 2018 và 3 năm 2016-218 mà báo cáo của Chính phủ nêu, là cơ sở để thực hiện thắng lợi các mục tiêu 5 năm, đồng tình với các giải pháp phát triển năm 2019.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị 8 vấn đề như về tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới phương thức phân bổ nguồn lực theo hướng thị trường hơn, tập trung cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng toàn diện, tập trung đầu tư cho các đầu tàu như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Đại biểu cũng đề nghị xử lý nghiêm tình trạng hàng giả, hàng lậu, đặc biệt là các mặt hàng đầu vào của sản xuất mà cử tri bức xúc. Cùng với đó, đại biểu đề nghị có cơ chế hiệu quả để khuyến khích thu hút đầu tư, nhất là vào khu vực nông thôn, để giải quyết vấn đề việc làm tại nông thôn...

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre cho rằng bức tranh kinh tế đang đẹp nhưng vẫn còn vết nhám cần giải quyết, như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn thiếu công bằng, còn nhiều thủ tục, rào cản với doanh nghiệp. Tiến trình cổ phần hóa còn chậm. Việc xử lý 12 dự án kém hiệu quả chưa tiến triển nhiều. Đại biểu nêu một số ví dụ cụ thể về các nội dung này và đề nghị cần bịt các lỗ hổng trong cổ phần hóa; tăng cường kiểm toán, thanh tra; coi trọng cải cách tư pháp.

Ghi nhận những kết quả khả quan của tình hình kinh tế-xã hội năm 2017, củng cố niềm tin cho dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao và nhiều khả năng vượt mục tiêu 6,7% song đại biểu Hà Sĩ Đồng – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cũng chỉ ra rằng ngành nông nghiệp không còn giữ được tốc độ cao như 2 quý đầu năm, kết quả triển khai nông nghiệp công nghệ cao chưa được như ý muốn để tăng trưởng 4-5%/năm; ngành du lịch chịu tác động bởi cạnh tranh thương mại quốc tế… Đại biểu kiến nghị một số vấn đề về chính sách tiền tệ và cho rằng, cần tiếp tục cải cách thể chế, hỗ trợ khu vực tư nhân trong nước, quyết liệt thực hiện tái cơ cấu kinh tế, thu gọn khu vực kinh tế nhà nước. Bảo đảm thực hiện tốt chủ trương đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một số thị trường lớn. Đẩy mạnh tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công, giảm gánh nặng cho ngân sách.

Bày tỏ cơ bản đồng tình với các báo cáo, đại biểu Vũ Tiến Lộc – đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho rằng, Chính phủ đã xây dựng và triển khai rất kiên định các chương trình phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đây cũng là nhiệm kỳ đầu tiên Chính phủ có Nghị quyết riêng về phát triển doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã ghi dấu ấn mới về các hiệp định thương mại tự do. Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong gần một thập kỷ qua và đó là một kỳ tích trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Bên cạnh đó đại biểu cũng đề nghị cần sửa đổi để dễ áp dụng và thuận lợi cho đội ngũ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ khắc phục một số vướng mắc trong phát triển doanh nghiệp như chế độ kế toán, chính sách thuế...


Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu tại hội trường

Giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội liên quan đến tái cơ cấu kinh tế, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trên cơ sở tiếp nối các biện pháp đã thực hiện trong giai đoạn trước. Trên cơ sở chỉ đạo này, Bộ Công thương đã xây dựng đề án, với 9 nhiệm vụ lớn trong tái cơ cấu. Trong thời gian qua cũng triển khai quyết liệt trong không khí chung thực hiện nhiệm vụ này của Chính phủ.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã tiến hành đánh giá sơ kết kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế. Tổng thể chung trong nền kinh tế đã có sự tăng trưởng đều trong các lĩnh vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, vừa đáp ứng mục tiêu cơ cấu lại trong các lĩnh vực kinh tế, cũng như bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại trưởng trong ba ngành, trong cả nền kinh tế. Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo là nền tảng và động lực quan trọng cho tăng trưởng ngành công nghiệp thời gian qua. Năm 2016 đã tăng trưởng 16% và liên tiếp cũng đạt tỷ lệ trên 14% trong hai năm 2017, 2018. Tỷ trọng của ngành công nghiệp này không chỉ trong GDP mà còn trong cơ cấu ngành xuất khẩu cũng tăng mạnh, hiện đạt 82,48% kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng qua. Ở trong công nghiệp chế biến, chế tạo có sự tăng ổn định trong nhiều lĩnh vực, các phân ngành của lĩnh vực, chứ không còn phụ thuộc vào những ngành chính. Ngoài công nghiệp điện tử, trong đó có chế tạo điện thoại thông minh, thì đã thấy, các ngành chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm, công nghiệp ô tô, da giày đều có sự phát triển đồng bộ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Trong công nghiệp chế biến, chế tạo cũng tiếp tục củng cố vị thế một số ngành, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng thương mại, xuất khẩu, cũng như GDP. Dệt may hiện đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu. Da giầy đứng thứ 3 thế giới về sản xuất, thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Điện tử đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, thứ 4 về sản xuất. Đồ gỗ đứng thứ 5 về xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy, hiện nay chúng ta đang đứng vị trí cao trên thế giới về xuất khẩu (thứ 27).

Đầu tư nước ngoài vẫn còn có vị trí quan trọng của nền kinh tế, cũng như xuất khẩu. Nhưng trong 9 tháng qua đã chứng kiến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, giảm khoảng cách tăng trưởng xuất khẩu với khu vực đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy khoảng cách giữa hai khu vực trong nước và đầu tư nước ngoài đã có chuyển biến tích cực. Đồng thời, với các chính sách của Nhà nước đã từng bước có sự liên kết giữa khu vực đầu tư nước ngoài với khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt hình thành các nhóm chuỗi công nghiệp phụ trợ gắn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Công thương chia sẻ, trong lĩnh vực thương mại thực hiện tốt chủ trương đa phương, đa dạng hóa, dù còn phụ thuộc vào một số thị trường lớn. Hiện đã xuất khẩu đến gần 200 quốc gia trên thế giới. Trong cơ cấu xuất khẩu có chuyển biến tích cực, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp có giá trị cao đã đóng góp lớn hơn cho xuất khẩu, cũng như ngân sách nhà nước.


Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Về cơ cấu các mặt hàng, nếu năm 2011 có khoảng 20 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, thì đến nay có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Ngoài các sản phẩm công nghiệp, những nông sản lớn của nông nghiệp Việt Nam cũng cơ bản bảo đảm thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp, tăng năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đời sống người dân. Mặt khác, chất lượng và năng lực của chúng ta trong các lĩnh vực sản xuất được tái cơ cấu, đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới. Hiện nay, không còn thị trường nào chú trọng giá bán, mà chú trọng chất lượng, nhất là với sản phẩm nông nghiệp. Và cũng có thể thấy hàng loạt sản phẩm nước ta tham gia thị trường thế giới, khẳng định vị thế của mình trong chuỗi giá trị của thế giới.

Liên quan đến 12 dự án kém hiệu quả nhiều đại biểu Quốc hội đề cập trong Phiên thảo luận về kinh tế - xã hội trước đó, giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, trong thời quan qua Bộ đã triển khai quyết liệt đầy đủ toàn diện Đề án được Chính phủ phê duyệt, khắc phục triệt để tồn tại của 12 dự án kém hiệu quả. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho biết, trong năm 2018 và 2019 sẽ xử lý tương đối triệt để các vấn đề tồn tại, để kết thúc vào năm 2020.

Về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, cuộc chiến này không chỉ còn là tranh chấp thương mại, mà là cuộc tranh chấp lớn về vị trí trên bản đồ chính trị thế giới, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nên sẽ có nhiều hệ luỵ. Chính phủ quan tâm vấn đề này, các bộ ngành cũng quan tâm nghiên cứu, phối hợp thường xuyên để báo cáo kịp thời với Chính phủ. , Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trong điều hành thường xuyên và xác định chiến lược cho thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đều có nhiều chỉ đạo để chúng ta khai thác tốt cơ hội, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đối ngoại của nước ta.

Ngoài ra, tại phiên thảo luận các đại biểu cũng tham gia ý kiến về cải cách hành chính, tổ chức bộ máy và biên chế; năng suất lao động của Việt Nam còn thấp; vấn đề kiểm soát quyền lực và cho rằng đây là vấn đề cần giải quyết thời gian tới; khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới nóng nhưng giữa lạnh"; các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động, hiệu quả dạy nghề, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng...

Quốc hội cũng nghe, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu giải trình một số vấn đề như nỗ lực của ngành y tế trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cao tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân; xây dựng và áp dụng tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế và xếp hạng, đánh giá các bệnh viện một cách độc lập, công khai; việc đổi mới cơ chế tài chính, tiến tới tính đúng, tính đủ, đưa cả chi phí lương vào, từ đó giảm chi từ ngân sách, thu hút người tham gia BHXH, tăng cường bệnh viện tư nhân...

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thẳng thắn thừa nhận tình trạng quá tải tại các bệnh viện Trung ương tuyến cuối, có bệnh viện tới 5-6.000 người, do nhiều nguyên nhân; vấn đề chênh lệch chất lượng khám chữa bệnh vùng sâu vùng xa so với vùng thành thị; nhân lực chưa bảo đảm chất lượng, số lượng; Mô hình đào tạo ngành Y tế chất lượng tốt nhưng chưa chuẩn hóa quốc tế.

Trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết một số giải pháp của trong thời gian tới như phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân gắn với y tế gia đình, y tế xã phường, kết hợp công tư, đẩy mạnh xã hội hóa. Bộ sẽ hình thành hàng loạt cơ sở khám chữa bệnh hiện đại như ở nước ngoài để người dân khi có bệnh vào viện được chăm sóc chu đáo, toàn diện, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Bộ đề nghị có cơ chế riêng cho ngành y tế, theo mô hình quốc tế.

Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề kinh tế - xã hội, nghe các thành viên Chính phủ giải trình về những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Bảo Yến - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Sáng 27/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tham gia giải trình về các vấn đề được quan tâm. Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội Mở đầu phiên thảo luận, Trưởng Ban dân nguyện Nguyễn Thanh Hải phản ánh một số vấn đề mà đại biểu quan tâm cũng như cử tri gửi gắm đến kỳ họp của Quốc hội để Quốc hội và Chính phủ, cũng như các bộ, ngành đề ra các giải pháp trong thời gian tới. Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nêu rõ, về kế hoạch năm 2019, đề nghị Chính phủ trong điều hành cần tập trung một số nhiệm vụ: Cần tăng cường công tác dự báo tình hình

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn