Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 8/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luât, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 với 437 đại biểu tán thành chiếm 89% tổng số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 8/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luât, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 với 437 đại biểu tán thành chiếm 89% tổng số đại biểu Quốc hội.


Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết

Tại phiên họp, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Quốc hội đã nhấn nút thông qua Dự thảo Nghị quyết với với 437 đại biểu tán thành chiếm 89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Theo Nghị quyết, năm 2018, Quốc hội thông qua 21 dự án Luật và cho ý kiến 12 dự án Luật khác.

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội sẽ cho ý kiến vào 9 dự án gồm: Luật Dân số; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật Cảnh sát biển; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội sẽ thông qua 11 dự án gồm: Luật Hành chính công; Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi);Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;Luật An ninh mạng;Luật Quốc phòng (sửa đổi);Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;Luật Đo đạc và bản đồ; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019;Những dự án luật chưa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 mà Quốc hội quyết định sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 5 (nếu có).

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ thông qua 10 dự án gồm: Luật Dân số; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật Cảnh sát biển; Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Những dự án luật chưa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 mà Quốc hội quyết định sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 6 (nếu có). Kỳ họp thứ 6, Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến 3 dự án Luật Công an xã; Luật Kiến trúc; Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.

Về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định, tại kỳ họp thứ 3 sẽ bổ sung 03 dự án vào Chương trình kỳ họp; lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật , đưa ra khỏi Chương trình 02 dự án luật .

Theo đó, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội quyết nghị bổ sung vào Chương trình cho ý các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt và đổi tên dự án Luật Lý lịch tư pháp (sửa đổi) thành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.


Các đại biểu Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết

Về tổ chức thực hiện, Quốc hội yêu cầu, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; không trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng và tiến độ; xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội và coi đó là một trong những căn cứ để xem xét, đánh giá mức tín nhiệm khi Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Chính phủ phân công, chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tổng kết, đánh giá tác động, đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét để đưa vào Chương trình các dự án luật thuộc các nhóm sau: các dự án đã được cơ quan có thẩm quyền giao trong các văn bản cụ thể; các dự án có nhu cầu bức thiết đáp ứng yêu cầu, khắc phục những bất cập, cản trở và thúc đẩy sự phát triển của đất nước;các dự án cần thiết khác đã được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri đề xuất. Đồng thời Chính phủ dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến đối với dự án được trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án; ban hành văn bản quy định chi tiết có hiệu lực cùng thời điểm với hiệu lực của luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

Cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và các cơ quan có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu Quốc hội được sớm tiếp cận, tham gia ý kiến về dự án, dự thảo, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng luật, pháp lệnh.

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan trình, cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra; phát huy trách nhiệm của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban, toàn thể Hội đồng, Ủy ban trong việc thẩm tra, tham gia thẩm tra và tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo.
Theo quochoi.vn
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 8/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luât, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 với 437 đại biểu tán thành chiếm 89% tổng số đại biểu Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Tại phiên họp, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, Quốc hội đã nhấn nút thông qua Dự thảo Nghị quyết

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn