Sáng 24/11, tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Dự án Luật Quy hoạch với 433 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Quốc hội thông qua Dự án Luật Quy hoạch
Quốc hội thông qua Dự án Luật Quy hoạch

Sáng 24/11, tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Dự án Luật Quy hoạch với 433 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Cụ thể, đã có 455 đại biểu Quốc hội tham gia biết quyết, bằng 92,67% tổng số đại biểu Quốc hội. Số đại biểu tán thành là 433, bằng 88,19%; không tán thành là 19, bằng 3,87%; không biểu quyết là 3, bằng 0,61%.


Kết quả biểu quyết thông qua Dự án Luật Quy hoạch tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV

Ngày 25/10/2017, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường cho ý kiến về Dự án Luật Quy hoạch. Đa số các ý kiến đều tán thành với các nội dung của Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo Luật Quy hoạch, cho rằng dự thảo Luật trình tại kỳ họp lần này đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp, làm rõ nhiều vấn đề vướng mắc, quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn và có tính khả thi để thực hiện. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch.

Gồm 6 Chương, 59 Điều và 3 Phụ lục, Luật Quy hoạch quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; quản lý nhà nước trong hoạt động quy hoạch. Luật sẽ áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Theo đó, nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch là bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường; bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia; bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất…


Các ĐBQH biểu quyết thông qua Dự án Luật Quy hoạch

Hệ thống quy hoạch quốc gia gồm: 1. Quy hoạch cấp quốc gia, gồm: quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia; 2. Quy hoạch vùng; 3. Quy hoạch tỉnh; 4. Quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; 5. Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Quy hoạch ngành quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Trường hợp quy hoạch ngành quốc gia có mâu thuẫn với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia hoặc các quy hoạch ngành quốc gia mâu thuẫn với nhau thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch tổng thể quốc gia.

Quy hoạch vùng phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch tỉnh phải phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch cấp quốc gia. Trường hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với quy hoạch ngành quốc gia thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch tổng thể quốc gia.

Trường hợp quy hoạch vùng có mâu thuẫn với nhau, quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với nhau thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch cao hơn; trường hợp quy hoạch tỉnh có mâu thuẫn với quy hoạch vùng thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch vùng và quy hoạch cấp quốc gia. Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

Trình tự trong hoạt động quy hoạch sẽ thực hiện gồm các bước: 1. Lập quy hoạch: a) Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch; b) Tổ chức lập quy hoạch. 2. Thẩm định quy hoạch. 3. Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch. 4. Công bố quy hoạch. 5. Thực hiện quy hoạch.

Luật Quy hoạch sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Các quy định của Luật về lập, thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

Toàn văn Dự thảo Luật Quy hoạch trình Quốc hội thông qua.

Theo quochoi.vn

Sáng 24/11, tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Dự án Luật Quy hoạch với 433 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Cụ thể, đã có 455 đại biểu Quốc hội tham gia biết quyết, bằng 92,67% tổng số đại biểu Quốc hội. Số đại biểu tán thành là 433, bằng 88,19%; không tán thành là 19, bằng 3,87%; không biểu quyết là 3, bằng 0,61%. Kết quả biểu quyết thông qua Dự án Luật Quy hoạch tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV Ngày 25/10/2017, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường cho ý kiến về Dự án Luật Quy hoạch. Đa số các ý kiến đều tán thành với các nội dung của Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo Luật Quy hoạch, cho rằng dự thảo Luật trình tại kỳ họp lần này đã tiếp

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn