Chiều 16/6, với 397/403 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 80,86%, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Dự thảo Luật đã chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội và có 1 chương riêng về đường sắt tốc độ cao.
Quốc hội thông qua dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)
Quốc hội thông qua dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)
Chiều 16/6, với 397/403 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 80,86%, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Dự thảo Luật đã chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội và có 1 chương riêng về đường sắt tốc độ cao.


Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng báo cáo

Trước đó, giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, sáng ngày 30/5/2017, tại phiên thảo luận ở Hội trường về Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) đã có 23 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Hầu hết ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và Dự thảo Luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội và đã có thêm một số ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật. Sau phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo- Bộ Giao thông vận tải, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý Dự thảo Luật.

Theo đó, Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 10 chương, 87 điều, quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước trong hoạt động đường sắt. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về lối đi tự mở, đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc đường bộ, dự thảo luật đã tiếp thu và trong Dự thảo Luật đã thay cụm từ “lối đi dân sinh” thành “lối đi tự mở” cho hợp lý hơn với giải thích thuật ngữ này tại khoản 23 Điều 3 và thực tế cuộc sống theo đề nghị của các đại biểu Quốc hội.

Về ưu đãi trong hoạt động đường sắt, do đường sắt là một lĩnh vực rất đặc thù, đầu tư rất lớn, việc thu lại nguồn vốn rất chậm. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung về ưu đãi như Dự thảo Luật để tạo đột phá về các nguồn lực đầu tư, thu hút các doanh nghiệp tập trung nguồn lực để phát triển đường sắt, trên thực tế rất nhiều nước có chính sách tương tự. Tuy nhiên, đã tiếp thu và bỏ cụm từ “cao nhất” cho hợp lý với các ngành, lĩnh vực khác.

Về đường sắt tốc độ cao, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, không nhất thiết phải thiết kế riêng một Chương về đường sắt tốc độ cao mà đưa những nội dung của chương này bổ sung hoặc ghép với các điều trong một số chương khác thì vẫn thể hiện được yêu cầu của Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 và có cơ sở pháp lý để sau này Chính phủ chuẩn bị dự án đầu tư, xây dựng đường sắt tốc độ cao. Về vấn đề này Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, trong Dự thảo Luật từ Chương I đến Chương VI quy định áp dụng cho tất cả các loại hình đường sắt trong đó có đường sắt tốc độ cao. Chương VIII về đường sắt tốc độ cao quy định những nội dung đặc thù riêng khác với loại hình đường sắt thông thường; vì đường sắt tốc độ cao là loại hình đường sắt tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt. Vì vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép có một Chương riêng quy định về đường sắt tốc độ cao như Dự thảo Luật.


Quốc hội biểu quyết thông qua Luật đường sắt (sửa đổi)

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) sau khi tiếp thu chỉnh lý trình Quốc hội thông qua có 87 Điều, 10 Chương, giảm 8 Điều, tăng 1 Chương so với Dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai.

Biểu quyết tại Hội trường, với 397/403 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 80,86%, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ 1/7/2018.
Theo quochoi.vn
Chiều 16/6, với 397/403 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 80,86%, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Dự thảo Luật đã chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội và có 1 chương riêng về đường sắt tốc độ cao. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng báo cáo Trước đó, giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, sáng ngày 30/5/2017, tại phiên thảo luận ở Hội trường về Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) đã có 23 đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Hầu hết ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều tán thành với Báo cáo giải tr&igrave

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
          Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn