Sáng 25/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018, kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước

Sáng 25/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018, kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.


Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế xã hội

Đánh giá cao kết quả toàn diện về kinh tế- xã hội

Trong phiên thảo luận buổi sáng đã có 25 đại biểu phát biểu và 4 đại biểu phát biểu tranh luận. Phát biểu thảo luận, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao những kết quả toàn diện về kinh tế- xã hội đã đạt được trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018. Đặc biệt, đánh giá kết quả cuối cùng của năm 2017 khá ấn tượng. Tại kỳ họp thứ 4, nhiều đại biểu lo ngại về việc khó hoàn thành chỉ tiêu GDP 6,7%, tuy nhiên, chỉ tiêu này đã vượt kế hoạch, đạt mức 6,81%; kim ngạch xuất khẩu tăng 21,2%, xuất siêu 2,9 tỷ USD; CPI dưới 4%; bội chi ngân sách dưới 5%; thu hút đầu tư cao; các khu vực sản xuất đều tăng trưởng tốt; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; thị trường tiền tệ ổn định, thị trường chứng khoán, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; số doanh nghiệp đăng ký mới, hoạt động trở lại tăng lên; khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao; an sinh xã hội được quan tâm; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện; kỷ cương, kỷ luật được nâng cao; công tác phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh, tạo niềm tin cho Nhân dân; vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế, các nước đánh giá Việt Nam đổi mới nhưng ổn định…

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới bất ổn, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân, việc đạt được những kết quả nói trên đã thể hiện sự quyết liệt của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ. Đặc biệt, Chính phủ đã phản ứng nhanh, kịp thời, có phương án xử lý cụ thể đối với những vấn đề nóng của xã hội; Thủ tướng rất sâu sát tình hình để kịp thời chỉ đạo giải quyết tháo gỡ các vướng mắc, tăng cường đối thoại với các tầng lớp xã hội.


Đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh đánh giá cao kết quả kinh tế- xã hội năm qua

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đánh giá cao những kết quả đã đạt được về kinh tế- xã hội năm 2017 và những tháng đầu năm, qua đó khẳng định những nỗ lực của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện các mục tiêu được Quốc hội giao.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân – Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Cần Thơ, đánh giá cao báo cáo của Chính phủ về kinh tế- xã hội, cho rằng báo cáo có chiều sâu, số liệu đầy đủ, thuyết phục; khẳng định bức tranh kinh tế- xã hội năm qua rất sáng, mang lại niềm tin cho cử tri và nhân dân. Đại biểu chúc mừng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những kết quả đã đạt được, đại biểu nêu một loạt số liệu về công, nông, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ... đều tăng trưởng vượt bậc để minh chứng cho nhận định của mình. Đồng thời, đại biểu kiến nghị Chính phủ phân tích sâu về chất lượng tăng trưởng GDP và kim ngạch xuất khẩu để giúp Quốc hội và cử tri nhìn thấy rõ hơn về tăng trưởng, qua đó cũng giúp Chính phủ xem xét chỉ đạo và đặt ra những mục tiêu tăng trưởng của từng khu vực, nhất là các lĩnh vực có ý nghĩa đảm bảo tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.


Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân kiến nghị Chính phủ phân tích sâu hơn về chất lượng tăng trưởng

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, một số hạn chế về tăng trưởng đã tồn tại trong nhiều năm cho thấy nội lực và các trụ cột về kinh tế chưa bền vững; năng suất lao động thấp so với các nước trong khu vực.

Có ý kiến đề nghị khi lập kế hoạch kinh tế-xã hội, cần tính toán kỹ lưỡng, dự đoán được sự biến động của tình hình để xây dựng số liệu sát thực tế hơn.

Đề nghị khi công bố, đánh giá chỉ tiêu cần thận trọng hơn, đồng thời, làm rõ nguyên nhân của 01 chỉ tiêu không đạt kế hoạch và lý do không đưa chỉ tiêu này vào kế hoạch năm 2018.

Có ý kiến băn khoăn về tính xác thực của chỉ số các huyện giảm nghèo là 5%. Chỉ số phản ánh chất lượng tăng trưởng ICOR chưa được phân tích sâu. Một số chỉ tiêu có độ bền vững không cao, chưa thực chất (tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ số dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và tỷ lệ che phủ rừng).


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tại phiên thảo luận

Tập trung tháo gỡ, giải quyết những hạn chế

Cùng với sự ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, những kết quả đạt được, ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn nữa các giải pháp, chính sách duy trì tăng trưởng bền vững; bảo đảm sự tăng trưởng đồng đều của giữa các khu vực; kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa trong bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; không ngừng nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển sản xuất, kinh doanh; quan tâm kiến tạo thể chế, chính sách cho phát triển; thực hiện hiệu quả các giải pháp về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Đi liền với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa cũng cần phải được đặc biệt quan tâm trong chỉ đạo, điều hành; phải khắc phục được những hành vi ứng xử thiếu văn hóa, thiếu nhân văn, nhân đạo giữa người với người trong xã hội.


Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đề nghị Chính phủ quyết liệt hơn trong giải quyết những vấn đề bức xúc

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, nêu rõ, cử tri đòi hỏi Chính phủ cần làm nhiều hơn, nhanh hơn, quyết liệt hơn những vấn đề bức xúc đang đặt ra. Trước hết là suy thoái về đạo đức, kỷ cương chưa nghiêm. Đại biểu cho biết, thời gian qua đã xảy ra những chuyện động trời, khó tin, hành vi mất nhân tính như dùng than tre làm thuốc chữa ung thư, cà phê trộn pin, cô giáo bắt trẻ uống nước giặt giẻ lau bảng, hiện tượng bạo hành dã man trẻ em trong các trường mầm non… Cử tri lo lắng và ước gì điều kiện vật chất được như hiện nay, còn bạo lực được như ngày xưa.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp,nhận định những kết quả tích cực đạt được về kinh tế- xã hội, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế cần tập trung tháo gỡ. Một trong số đó là các vụ giải cứu nông sản năm nào cũng tái diễn. Giải cứu thịt lợn, mía đường, khoai lang, dưa hấu và gần đây là củ cải, khiến hàng vạn nông dân lao đao, phá sản.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, cần hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó hướng tới xây dựng ngành hàng nông sản. Việc chuyển tư duy này không phải một vài mùa vụ, hay tự phát ở nơi riêng lẻ, một vài địa phương tự phát triển khai mà cần hệ thống chính sách hỗ trợ cho công nghệ chế biến, thương mại hóa sản phẩm, kết nối thị trường. Muốn vậy, cần đổi mới công tác khuyến nông theo hướng không chỉ hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng sản lượng, mà hỗ trợ người sản xuất tiếp cận thông tin thị trường, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản và phát triển thị trường.


Đại biểu Đinh Duy Vượt đề nghị Chính phủ tăng cường xử lý các vấn đề về đất đai

Trong khi đó, đại biểu Đinh Duy Vượt – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, đề nghị Chính phủ cần sớm tập trung giải pháp, nguồn lực chỉ đạo tổng kiểm tra về đất đai cả nước, tập trung ở những đô thị, khu vực đất “vàng”, khu vực chuẩn bị hình thành các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Đại biểu cũng chia sẻ, nhân dân bất bình, thậm chí phẫn nộ vì nguồn lực cực lớn của đất nước từ đất đai, nhất là đất "vàng", đất "bạc" rơi vào tay các doanh nghiệp bạch tuộc không đầu tư cho sản xuất, mà chăm chăm vào sang nhượng dự án và phân lô bán nền bằng nhiều hình thức, làm thất thu lớn ngân sách Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu là sân sau của một số quan chức, cùng cộng sinh thâu tóm, lũng đoạn bằng nhiều thủ đoạn, mưu mô, tùy tiện điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vì lợi ích nhóm, cánh hẩu. Bên cạnh đó, việc tồn tại quy hoạch treo nhiều nhiệm kỳ cũng cần phải rà soát lại vì vừa gây lãng phí, vừa gây bức xúc, khốn đốn cho người dân ở vùng quy hoạch.

Cho rằng những thành quả kinh tế- xã hội vừa qua còn khiêm tốn so với kỳ vọng và còn khoảng cách, chưa như mong đợi của người dân, đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, nhấn mạnh: Cải cách thể chế là động lực cho phát triển. Để tập trung vào nhiệm vụ cải cách thể chế thì các cơ quan của Chính phủ cần giải phóng khỏi những việc mà xã hội, thị trường, cấp dưới có thể làm. Muốn vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bãi bỏ nhanh chức năng chủ quản doanh nghiệp nhà nước của các bộ, ngành. Đẩy nhanh xã hội hóa và dịch vụ công. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, cơ sở theo đúng tinh thần Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội.

Đặc biệt, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, các bộ, ngành phải thực sự là kiến trúc sư trưởng trong cải cách thể chế ở từng lĩnh vực. Các quan của Chính phủ cần quan tâm hơn nữa cải cách thể chế sâu rộng mang tính hệ thống, dài hạn và giải phóng sức dân, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Bởi đây là nền tảng và động lực quan trọng nhất để bảo đảm bền vững và tự chủ của đất nước trong thời gian tới.


Đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị đẩy mạnh cải cách thể chế

Ngoài ra, tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp điều hành cho năm 2018 và những năm tiếp theo như: Đảm bảo tăng trưởng bền vững; thúc đẩy chuyển giao khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động; tối giản hóa thủ tục hành chính; khắc phục những hạn chế đầu tư công trong nông nghiệp; sửa đổi mức hạn điền, đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để phát triển các vùng chuyên canh lớn trong nông nghiệp; đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; tái cơ cấu nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng; phát triển cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL; các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thời hội nhập; xử lý các dự án thua lỗ; chống khai thác cát trái phép; phát huy tiềm năng, thế mạnh từng vùng, bảo đảm phát triển đồng đều và phát triển những khu kinh tế động lực của đất nước; xây dựng các thiết chế văn hóa, xã hội cho công nhân trong các khu công nghiệp…

Chiều nay, tiếp tục nội dung thảo luận, Quốc hội sẽ mời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Bảo Yến

Theo quochoi.vn

Sáng 25/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018, kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016. Quốc hội thảo luận tình hình kinh tế xã hội Đánh giá cao kết quả toàn diện về kinh tế- xã hội Trong phiên thảo luận buổi sáng đã có 25 đại biểu phát biểu và 4 đại biểu phát biểu tranh luận. Phát biểu thảo luận, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao những k

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn