Sáng 12/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận tại hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015. Các đại biểu cho rằng, tình trạng trốn thuế, khai man thuế gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước, Chính phủ cần quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn.
Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015: Cần quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn
Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015: Cần quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn
Sáng 12/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận tại hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015. Các đại biểu cho rằng, tình trạng trốn thuế, khai man thuế gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước, Chính phủ cần quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn.

Thảo luận tại Hội trường, nhiều đại biểu cho rằng Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 do Chính phủ trình về cơ bản là đảm bảo các yêu cầu, điều kiện để Quốc hội phê chuẩn và đánh giá cao, thống nhất với kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Kiểm toán nhà nước cũng như nhiều vấn đề được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Qua quyết toán cho thấy, mặc dù quản lý ngân sách nhà nước đã có nhiều tiến bộ, song việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém xảy ra ở nhiều bộ, ngành và địa phương.


Đại biểu Quốc hội Phạm Đình Toản- tỉnh Hưng Yên phát biểu tại Hội trường

Đại biểu Quốc hội Phạm Đình Toản- tỉnh Hưng Yên nêu rõ, quyết toán thu ngân sách nhà nước còn cho thấy tình trạng các khoản nợ thuế, chậm nộp thuế. Tính đến 31/12/2015 số nợ thuế là 79.276 tỷ, tăng 4,2% so với năm 2014 và nợ xấu cũng rất lớn. Tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Trong báo cáo chưa chỉ rõ kết quả tăng thu, qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế và kiểm toán thu thuế. Tuy nhiên, Kiểm toán nhà nước thông qua kiểm toán đã kiến nghị tăng thu 11.365 tỷ. Đại biểu cho rằng, nếu đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống nợ đọng thuế thì số thực thu ngân sách nhà nước còn cao hơn.

Cũng quan tâm vấn đề này, đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến- tỉnh Thanh Hoá cho rằng, việc khắc phục tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế dẫn đến quản lý thu thuế, một nguồn thu chủ yếu có tính ổn định cao còn nhiều hạn chế. Đó là nợ đọng thuế do ngành thuế quản lý còn chiếm tới hơn 10%. Có yếu tố tiêu cực trong lĩnh vực thu thuế không? Kiểm toán đã chỉ ra và ngành thuế hiểu rõ nội dung này, đại biểu cho rằng, cần làm rõ vấn đề này trong báo cáo.


Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến- tỉnh Thanh Hoá phát biểu

Đồng tình với điều này, đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm- tỉnh Phú Thọ cho rằng, vẫn còn các khoản chi sai chế độ, sai nguồn kinh phí, đặc biệt là lập phân bổ, giao dự toán và quyết toán vốn ODA bất cập, kéo dài, yếu kém, Quốc hội đã có ý kiến nhiều lần nhưng chưa được khắc phục. Đại biểu đề nghị Chính phủ tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với những vi phạm. Tuy nhiên, báo cáo còn sơ sài, đề nghị Chính phủ cân nhắc cần có một nghị quyết để triển khai nghị quyết của Quốc hội và giao cho một cơ quan làm đầu mối theo dõi, đôn đốc và có báo cáo cụ thể, chi tiết và rõ mức độ sai phạm mà xử lý vi phạm.

Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến- tỉnh Hà Nam nêu rõ, đối với doanh nghiệp FDI cần có sự kiểm soát quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn, bởi vì trong những năm qua vấn nạn chuyển giá, trốn thuế thông qua việc mua bán vật tư, vật liệu, bán sản phẩm chuyển giao công nghệ đã xảy ra tương đối nhiều. Theo kết quả thanh tra chuyên đề về chuyển giá của ngành thuế cho thấy có tới hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước liên tục khai lỗ để trốn thuế với số tiền truy thu, truy hoàn lên tới cả nghìn tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của nước ta, đồng thời thất thoát nguồn thu đáng kể cho ngân sách.

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh- tỉnh Hoà Bình cho rằng, phương pháp thu ngân sách, đặc biệt thu thuế chưa sát và còn bỏ lọt các khoản thu. Vấn đề tiếp theo là quản lý các nguồn thu chưa chặt chẽ, đặc biệt là việc bán hàng qua mạng, cách thức tính thuế chưa đầy đủ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sở hữu tài sản, quản lý tài sản còn nhiều quy định lỏng lẻo, dẫn đến thất thu thuế. Thị trường bán lẻ hàng hóa chưa có biện pháp để quản lý tốt doanh thu, từ đó cách thức tính thuế không sát, bán hàng không hóa đơn, chứng từ mua bán. Đặc biệt, trong thị trường bán lẻ hàng hóa, một số khoản thu nhập từ các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự công khai và minh bạch trong dự toán, trong thu làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Đại biểu nêu ví dụ, Công ty thủy điện Hòa Bình thời gian gần đây mỗi năm sản xuất khoảng 10 tỷ kw/h, doanh thu khoảng 12 ngàn tỷ. Nhưng do việc hạch toán phụ thuộc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam nên chỉ nộp thuế tại Hòa Bình khoảng 1.000 tỷ, chi phí sản xuất khoảng 3,600 tỷ, còn từ 5 - 7 ngàn tỷ chuyển về cho tập đoàn. Rõ ràng nếu chuyển về phương án hạch toán độc lập công ty này sẽ phải nộp thuế tại Hòa Bình khoảng 2.000 tỷ, nộp ngân sách từ 5 - 7 ngàn tỷ sau khi trừ toàn bộ chi phí, quỹ và các khoản chi cho phát sinh sản xuất khác.


Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình trước Quốc hội
Giải trình trước Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, về tình trạng trốn thuế, khai man thuế đúng là tình hình vừa qua như các đại biểu đã phản ánh. Chúng ta đổi mới phương thức quản lý, đẩy mạnh doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm. Trước kia doanh nghiệp kê khai, cán bộ thuế kiểm tra ký rồi mới nộp thuế, nhưng bây giờ tự tính, tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm, gắn với hiện đại hóa ngành thuế. Đây là một phương thức quản lý mới và rất phù hợp với thông lệ, tới đây chúng ta còn cải cách nữa, làm hóa đơn điện tử có chữ ký xác thực buộc phải làm qua mạng. Như thế mới giải quyết được năng suất lao động và mới giải quyết được tinh giản biên chế. Trong khi khối lượng công việc, quy mô công việc tăng rất nhiều lần, vẫn phải đảm bảo thực hiện tinh giản biên chế và phải tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát. Gần như doanh nghiệp nào cũng có vi phạm về thuế dù thời gian vừa qua Bộ Tài chính đã tăng cường việc kiểm tra này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, việc các đại biểu Quốc hội phản ánh là rất đúng nhưng cần có sự phối hợp, cần có sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp, các ngành cùng phải thực hiện, cùng phải triển khai hiệu quả thì ngân sách nhà nước mới từng bước đưa về tình hình lành mạnh hơn hiện nay.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định, các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được Ban thư ký của Quốc hội ghi chép và phản ánh đầy đủ. Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghiêm túc tiếp thu và giải trình, đồng thời chỉ đạo Ủy ban Tài chính, Ngân sách và các cơ quan liên quan của Chính phủ hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Theo quochoi.vn
Sáng 12/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận tại hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015. Các đại biểu cho rằng, tình trạng trốn thuế, khai man thuế gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước, Chính phủ cần quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn. Thảo luận tại Hội trường, nhiều đại biểu cho rằng Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 do Chính phủ trình về cơ bản là đảm bảo các yêu cầu, điều kiện để Quốc hội phê chuẩn và đánh giá cao, thống nhất với kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Kiểm toán nhà nước cũng như nhiều vấn đề được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Qua quyết to

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn