Sáng 21-5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ

Sáng 21-5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.

Theo đó, tại phiên họp, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ. Sau khi Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ, cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Đại biểu Lê Xuân Thân – Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa
Đại biểu Lê Xuân Thân – Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa phát biểu

Tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo luật này, đại biểu Lê Xuân Thân – Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa cho biết, tại khoản 6 Điều 2 quy định: người quản lý sử dụng đường bộ là chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác công trình đường bộ, hoặc tổ chức cá nhân được giao quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác công trình đường bộ. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy không rõ ràng. Bởi người sử dụng đường bộ phải là người tham gia giao thông, là tổ chức cá nhân, còn người chủ sở hữu vận hành những công trình đường bộ khai thác, vận hành là của tư nhân hoặc của nhà nước. Do vậy, đại biểu đề nghị xem lại Khoản 6, Điều 2 của dự thảo luật theo hướng người sử dụng đường bộ là tổ chức cá nhân, người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, đại biểu Lê Xuân Thân cũng đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát và bổ sung định nghĩa các loại đường như đường bộ, đường cao tốc, đường đô thị, ngõ, ngách, hẻm,… để đảm bảo rõ ràng, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng khi luật được thông qua.

Đại biểu cũng quan tâm đến quy định về đặt tên, đổi tên số hiệu đường bộ tại Điều 11, trong dự thảo luật quy định giao Chính phủ quy định chi tiết. Theo đại biểu, nên xác định thẩm quyền đặt thên đường bộ ngay trong luật. Đại biểu cũng đề nghị ưu tiên mọi nguồn lực để thi công nhanh nhất để trả lại mặt bằng cho giao thông công cộng tại Điều 32 của dự thảo luật. Bởi thực tế cho thấy, khi triển khai thi công các công trình đường bộ sẽ phát sinh nhiều vấn đề hệ lụy ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân như bụi, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông công cộng.

Cũng tham gia góp ý vào dự thảo Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần quan tâm các quy định về: Xác định rõ phạm vi, quy mô để làm cơ sở cho việc phân loại đường bộ; Không để trùng lặp nội dung các chính sách giữa Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Cần điều chỉnh nội dung về quy hoạch mạng lưới đường bộ; Bổ sung thêm đường tốc độ cao để bao quát và tổ chức giao thông cho phù hợp; Cần quy định chặt chẽ hơn đối với loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng;…

Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 21-5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội danh sách đề cử Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

TRÍ NGHĨA

 

S&aacute;ng 21-5, tiếp tục Chương tr&igrave;nh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội kh&oacute;a XV&nbsp;dưới sự chủ tr&igrave; của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phi&ecirc;n to&agrave;n thể tại hội trường về một số nội dung c&ograve;n &yacute; kiến kh&aacute;c nhau của dự thảo Luật Đường bộ. Theo đ&oacute;, tại phi&ecirc;n họp, Quốc hội nghe Ủy vi&ecirc;n Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc ph&ograve;ng v&agrave; An ninh của Quốc hội L&ecirc; Tấn Tới tr&igrave;nh b&agrave;y B&aacute;o c&aacute;o giải tr&igrave;nh, tiếp thu, chỉnh l&yacute; dự thảo Luật Đường bộ. Sau khi Quốc hội thảo luận về một số nội dung c&ograve;n &yacute; kiến kh&aacute;c nhau của dự thảo Luật Đường bộ, cơ quan tr&igrave;nh v&agrave; cơ quan chủ tr&igrave; thẩm tra phối hợp giải tr&igrave;nh, l&agrave;m r&otilde; m&ocirc;̣t s&ocirc;́ vấn đề đại biểu Quốc hội n&ecirc;u. <img style="float: center;" src="https://baokhanhhoa.vn/file/e7837c02857c8ca30185a8c39b582c03/052024/qh_2024052113

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn