Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27-5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27-5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Tại phiên họp, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Đại biểu Hà Hồng Hạnh– Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa
Đại biểu Hà Hồng Hạnh– Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa phát biểu

Tham gia ý kiến tại phiên thảo luận, Đại biểu Hà Hồng Hạnh– Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa cơ bản nhất trí với báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu đã tham gia góp ý một số nội dung cụ thể như về trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tại Điều 10, chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí; vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần; về hồ sơ để làm căn cứ giải quyết các chế độ có yếu tố nước ngoài; thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai…

Đại biểu Hà Hồng Hạnh đề nghị ban soạn thảo cân nhắc quy định điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng bằng mức hưu trí xã hội đối với người lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà Chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội và cần xây dựng kế hoạch phù hợp do đây là chi từ 2 nguồn khác nhau (hưu trí xã hội là căn cứ trên khả năng của Ngân sách Nhà nước nhưng trợ cấp là chi trả hoàn toàn từ quỹ bảo hiểm xã hội trên nguyên tắc đóng - hưởng) trường hợp mức trợ cấp hưu trí xã hội được Chính phủ điều chỉnh chênh lệch cao so với mức hiện hưởng sẽ tác động lớn đến Quỹ bảo hiểm xã hội.

Về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Điều 74, đại biểu Hà Hồng Hạnh lựa chọn phương án 1. Đại biểu cho rằng phương án này khắc phục được tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần của thời gian qua, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp người lao động thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già. Quy định này không ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội nên dễ nhận được sự đồng thuận của người lao động. Tương tự với lý do trên, đối với quy định về bảo hiểm xã hội một lần tại Điều 107 dự thảo, đại biểu cũng lựa chọn phương án 1.

Về hồ sơ để làm căn cứ giải quyết các chế độ có yếu tố nước ngoài, đại biểu Hà Hồng Hạnh cho rằng hiện nay quy định rất khó thực hiện vì mỗi nước có cách quản lý công dân riêng, nội dung thể hiện trên các hồ sơ làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội ở nước ngoài không đồng nhất với Việt Nam (như giấy khai sinh, chứng tử, hồ sơ bệnh án…). Vì vậy, đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ hướng dẫn về hồ sơ tham gia, hưởng bảo hiểm xã hội có yếu tố nước ngoài. 

Về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau tại Điều 45 dự thảo Luật, đại biểu Hà Hồng Hạnh đề nghị  Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu có chính sách quy định thời gian hưởng chế độ cho người lao động chăm sóc con ốm đau ở độ tuổi độ tuổi từ 7 đến dưới 16 tuổi. 

Về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi khám thai, để đảm bảo cho lao động nữ được theo dõi đầy đủ sức khỏe cho thai nhi và người mẹ trong suốt quá trình mang thai, đại biểu Hà Hồng Hạnh đề nghị sửa đổi mức nghỉ lên tối đa là 9 ngày.

Về đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội tại Điều 20, đại biểu đề nghị ban dự thảo luật cần quy định cụ thể lộ trình giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra của Nghị quyết 28 là phấn đấu có khoản 55% số người sau độ tuổi nghĩ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội đến năm 2025 và 60% đến năm 2030.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu để đưa đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được hưởng chế độ thai sản.

Tham gia góp ý vào dự thảo Luật này, cũng còn nhiều nội dung được các đại biểu quan tâm, góp ý như: Đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Cần có định hướng truyền thông để hướng đến chế độ an sinh bền vững cho người lao động; Cần hỗ trợ cho nhóm đối tượng tham gia BHXH cả bắt buộc và tự nguyện; Xem xét thiết kế cách tính lương hưu có tính chia sẻ để hỗ trợ cho những người có tiền lương hưu quá thấp; Hướng đến chế độ an sinh bền vững cho người lao động khi ốm đau, tai nạn lao động;…

TRÍ NGHĨA

Tiếp tục Chương tr&igrave;nh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội kh&oacute;a XV, s&aacute;ng 27-5 tại Nh&agrave; Quốc hội, dưới sự chủ tr&igrave; của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phi&ecirc;n to&agrave;n thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung c&ograve;n &yacute; kiến kh&aacute;c nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm x&atilde; hội (sửa đổi). Tại phi&ecirc;n họp, Quốc hội nghe Ủy vi&ecirc;n Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban&nbsp;X&atilde; hội của Quốc hội&nbsp;Nguyễn Th&uacute;y Anh tr&igrave;nh b&agrave;y B&aacute;o c&aacute;o giải tr&igrave;nh, tiếp thu, chỉnh l&yacute; dự thảo&nbsp;Luật&nbsp;Bảo hiểm x&atilde; hội (sửa đổi). <img style="float: center;" src="https://baokhanhhoa.vn/file/e7837c02857c8ca30185a8c39b582c03/052024/qh_20240527123741.jpg" alt="Đại biểu H&agrave; Hồng Hạnh&ndash; Chủ tịch Hội N&ocirc;ng d&acirc;n tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Kh&aacute;nh H&ograve;a " /> Đại biểu H&agrave; Hồng Hạnh&ndash; Chủ tịch Hội N&ocirc;ng d&acirc;n tỉn

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn