Chiều 27/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Nhiều đại biểu đồng tình việc thành lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh, tuy nhiên cần cân nhắc mô hình tổ chức của cơ quan kiểm ngư.
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thủy sản (sửa đổi): Cân nhắc mô hình tổ chức của cơ quan kiểm ngư
Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thủy sản (sửa đổi): Cân nhắc mô hình tổ chức của cơ quan kiểm ngư

Chiều 27/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Nhiều đại biểu đồng tình việc thành lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh, tuy nhiên cần cân nhắc mô hình tổ chức của cơ quan kiểm ngư.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủy sản (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan, đơn vị hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị Đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật. Ngày 14/8/2017, UBTVQH đã xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Sau đó, dự thảo Luật đã được gửi xin ý kiến các Đoàn ĐBQH. Trên cơ sở ý kiến của các Đoàn ĐBQH, hội nghị, hội thảo, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4.

Thảo luận tại hội trường, đa số các đại biểu đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) và cho rằng Báo cáo đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3.


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang– tỉnh Đắk Nông phát biểu tại Hội trường Ảnh: Đình Nam

Cân nhắc mô hình tổ chức của cơ quan kiểm ngư

Cho ý kiến về việc thành lập lực lượng kiểm ngư, đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang– tỉnh Đắk Nông cho biết, về chủ trương, đại biểu đồng tình cơ bản về việc thành lập lực lượng kiểm ngư, tuy nhiên, để mô hình tổ chức của cơ quan kiểm ngư có nên được quy định ngay trong Luật hay không thì cần phải qua thực tiễn tổng kết, qua nghiên cứu báo cáo hoạt động của kiểm ngư trong thời gian vừa qua. Để giải quyết những tồn tại vướng mắc đó hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.Do đó Luật chỉ nên quy định có lực lượng kiểm ngư, còn hệ thống tổ chức, chế độ chính sách của lực lượng này nên giao cho Chính phủ quy định. Đồng thời, theo đại biểu, cần làm rõ những nơi có lực lượng kiểm ngư thì cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về thủy sản có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra nữa hay không.

Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 94 dự thảo Luật quy định cơ quan kiểm ngư được sử dụng một phần kinh phí thu được xử phạt vi phạm hành chính phục vụ cho hoạt động kiểm ngư. Đại biểu nhận thấy, theo quy định tại Điểm I Khoản 1 Điều 35 và điểm q khoản 1 điều 37 Luật Ngân sách Nhà nước quy định, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính là khoản thu phải nộp ngân sách 100%. Điều 83 Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của Luật Ngân sách. Như vậy, Khoản 2 Điều 94 dự thảo Luật quy định cho phép trích lại một phần để phục vụ cho hoạt động kiểm ngư là chưa thống nhất với Luật Ngân sách Nhà nước. Trường hợp Ngân sách Nhà nước phân bổ cho lực lượng kiểm ngư thực sự khó khăn thì đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội để phân bổ dự toán cao hơn trên cơ sở cân đối chung nguồn thu chi và các hoạt động khác.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hiền– tỉnh Nghệ An, thực tế cho thấy thời gian qua lực lượng kiểm ngư trên biển còn quá mỏng, lực lượng thanh tra chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả vì thiếu kinh phí, giới hạn giữa trách nhiệm và quyền hạn phân định không rạch ròi nên chưa ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác vận chuyển nguồn lợi thủy sản. Do đó, cần có lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và phối hợp với các lực lượng khác để hỗ trợ. Do đó, đại biểu đồng tình với phương án 1, Thành lập Kiểm ngư ở trung ương và ở một số tỉnh, thành phố ven biển có tính đặc thù …Tuy nhiên, kiểm ngư địa phương nên thành lập trên cơ sở chuyển đổi và cơ cấu lại lực lượng thanh tra chuyên ngành ở địa phương, đảm bảo bộ máy không tăng biên chế.

Chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm trong nuôi trồng thủy sản là hết sức cần thiết


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hiền– tỉnh Nghệ An phát biểu tại Hội trường

Cho ý kiến về chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản, đại biểu Quốc hội Triệu Thế Hùng- tỉnh Lâm Đồng cho rằng, Điều 6 dự thảo Luật quy định Chính sách đầu tư của Nhà nước vào 3 lĩnh vực như Khoản 1 là phù hợp, chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong từng thời kỳ tại khoản 2 cơ bản đầy đủ và có tính khả thi cao. Đặc biệt, việc hỗ trợ mua bảo hiểm cho tàu đánh cá khai thác xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản, bảo hiểm cho thuyền viên,.. quy định tại Điểm đ, Khoản 2 có ý nghĩa lớn đối với chiến lược kinh tế, phát triển kinh tế biển kết hợp với quốc phòng, an ninh trên biển đảo. Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần quy định bổ sung thêm chính sách hỗ trợ ngư dân bám biểm dài ngày, kết hợp chặt chẽ với phục vụ quốc phòng, an ninh thuỷ sản xa bờ để tăng cường sự hiện diện dân sự, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cũng như kết hợp chặt chẽ với phục vụ quốc phòng, an ninh. Nội dung này phù hợp Khoản 4 Điều 5 của dự thảo Luật về nguyên tắc hoạt động về thuỷ sản.

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hiền– tỉnh Nghệ An khẳng định, chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm trong nuôi trồng thủy sản, tàu khai thác thủy sản, tàu dịch vụ hậu cần xa bờ là chính sách hết sức cần thiết và ý nghĩa, vì nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản xa bờ có tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên do đó việc triển khai chính sách bảo hiểm là góp phần hỗ trợ ngư dân bám biển, tham gia bảo vệ chủ quyền bảo vệ biển đảo đất nước, huy động nguồn lực xã hội và góp phần chia sẻ trách nhiệm xử lí rủi ro với người dân. Tuy nhiên cần xây dựng lộ trình phù hợp với quá trình phát triển kinh tế đất nước và ngân sách quốc gia để đảm bảo tính khả thi của Luật. Vì vậy tại khoản 2 điều 6 về chính sách hỗ trợ, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung quy định giao Chính phủ hướng dẫn thi hành để triển khai vì đây là quy định mở, phụ thuộc vào từng thời kì và ngân sách của nhà nước.

Theo quochoi.vn

Chiều 27/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Nhiều đại biểu đồng tình việc thành lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh, tuy nhiên cần cân nhắc mô hình tổ chức của cơ quan kiểm ngư. Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủy sản (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Mô

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn