Mở đầu tuần làm việc thứ 2 tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV, ngày 29/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017...
QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Mở đầu tuần làm việc thứ 2 tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV, ngày 29/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017...


Quốc hội thảo luận về thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với các báo cáo của Chính phủ về tài chính, ngân sách, đầu tư công, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Các đại biểu đánh giá cao nỗ lực điều hành của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương về tài chính ngân sách, đầu tư công trong thời gian qua.

Đồng thời, các đại biểu Quốc hội cũng chỉ ra một số tồn tại trong thực hiện thu chi ngân sách, đầu tư công như tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn cao, chi ngân sách năm 2018 chưa tương xứng với thu, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương có sự chênh lệch lớn. Thu ngân sách nhà nước mới chỉ cơ bản đáp ứng chi thường xuyên. Chi đầu tư phát triển còn chưa nhiều chủ yếu dựa vào nguồn lực ngoài (chủ yếu đi vay), chuyển nguồn lớn gây chậm phát huy hiệu quả của nguồn lực NSNN…

Các đại biểu đề nghị có đề nghị cần đánh giá, phân tích kỹ về thu, chi để điều chỉnh về chính sách, cơ cấu lại cho phù hợp; tập trung hơn trong vấn đề phân bổ vốn đầu tư công một cách hợp lý, giảm chi thường xuyên; cơ cấu lại một số khoản chi bảo đảm hợp lý, có kế hoạch, biện pháp thực hành tiết kiệm, cắt, giảm những nhiệm vụ chi không cần thiết. Đồng thời cần quản lý chặt chẽ nợ công, đồng thời cơ cấu thu, chi NSNN hợp lý để bảo đảm cân đối ngân sách bền vững.

Mở đầu phiên họp đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, bày tỏ đồng tình với nhận định của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu chưa đạt yêu cầu đề ra; trao đổi về tiến độ thực hiện chương trình hành động, triển khai các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.


Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – đoàn ĐBQH tỉnh Long An đề nghị quan tâm bố trí vốn thực hiện các dự án về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Góp ý về việc bố trí vốn để thực hiện chương trình mục tiêu hỗ trợ xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (xử lý nước thải sinh hoạt, ô nhiễm các bãi rác)... đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành sớm xây dựng ban hành chương trình tổng thể về ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng danh mục chi riêng về vấn đề này để bảo đảm kinh phí thường xuyên; đề nghị quan tâm bố trí vốn thực hiện các dự án về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Đại biểu Ngô Thị Kim Yến – Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Đà Nẵng, đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng chi ngân sách cho y tế bởi hiện nay việc bố trí vốn cho lĩnh vực này đang có xu hướng giảm, nhất là trong việc bố trí cho y tế dự phòng, bảo hiểm y tế, phát triển y tế cơ sở khu vực khó khăn,... chưa bảo đảm yêu cầu đề ra. Việc triển khai cơ chế tự chủ đối với các bệnh viện công lập cần tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, có Nghị định quy định cụ thể để bảo đảm hoạt động cho các cơ sở tự chủ; đồng thời cần đẩy mạnh phát triển bác sĩ gia đình, nâng cao chất lượng giường bệnh.

Cơ bản nhất trí với một số nội dung, giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh ngân sách nhà nước năm 2017, năm 2018 mà Chính phủ đề xuất; cũng như kiến nghị của Chính phủ về ngân sách nhà nước năm 2019, về ngân sách nhà nước thời gian tới, đại biểu Nguyễn Minh Sơn – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang, đề xuất 3 giải pháp. Đó là kiên quyết thu hồi khoản kinh phí sai mục đích, sai đối tượng, không giải ngân được những khoản chị bị thanh tra kiểm toán nhà nước yêu cầu thu hồi hoặc xử lý giảm chi. Có biện pháp, phương thức kiểm kê phân loại, quản lý tập trung, khai thác đưa vào sử dụng các tài sản công, các công trình đầu tư từ vốn nhà nước. Đồng thời tăng cường kỷ luật ngân sách. Đại biểu nhấn mạnh, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và quyết định phân bổ ngân sách trung ương thì nghị quyết của Quốc hội phải là luật pháp. Mọi điều chỉnh dù nhỏ cũng phải trình Quốc hội, mọi vi phạm dù nhỏ, không có giải trình thỏa đáng đều không được Quốc hội phê chuẩn và phải xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật thu chi, rõ sai phạm trong thực hiện và quản lý ngân sách.


Đại biểu Nguyễn Minh Sơn – đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang đề xuất 3 giải pháp để thực hiện dự toán ngân sách trong thời gian tới

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Quang Hàm – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, thẳng thắn chỉ ra phương án phân bổ vốn đầu tư trong hai năm còn lại từ ngân sách Trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn được Chính phủ trình không đúng quy định Luật Đầu tư công, dàn trải, kém hiệu quả và tạo cơ chế xin cho. Chính phủ trình Quốc hội không có danh mục dự án, phân bổ định mức dự án của ngân sách Trung ương vượt số tiền có thể cân đối được, trên cả số tiền đã phân bố cho các dự án trong trung hạn.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh, việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn, lập danh mục dự án phải căn cứ vào khả năng cân đối của các nguồn lực và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư, để bảo đảm thành quả nhiều năm cơ cấu lại đầu tư công, đúng luật, không tạo kẽ hở cho cơ chế xin cho. Chính phủ cần cân nhắc lại trong điều kiện ngân sách eo hẹp, để giải quyết thiếu nguồn lực nguồn so với nhu cầu không thể tròn trịa được, chỉ có hai con đường: Hoặc cắt giảm nhu cầu, giãn hoãn một số dự án, hoặc dùng giải pháp tình thế để tăng nguồn lực, có thể làm thay đổi mục tiêu.

Hiện nay, do Chính phủ chỉ trình nguyên tắc, hầu hết không có danh mục, nên Quốc hội chỉ có thể quyết định nguyên tắc và buộc phải giao cho Chính phủ rà soát lại. Quốc hội có thể giao Chính phủ tự rà soát, cắt giảm, bổ sung phù hợp với nguồn vốn, nguồn vốn cân đối được, tự thực hiện, và chịu trách nhiệm, hoặc xin ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước khi thực hiện, báo cáo với Quốc hội ở kỳ họp sau.

Cũng tại phiên họp, các đại biểu cũng góp ý thêm về các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả bố trí, sử dụng vốn đầu tư công trung hạn, vốn dự phòng. Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu thay đổi chế độ trả lương theo thang bảng lương hiện nay, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm để nâng cao mức sống công chức, viên chức, ngăn chặn tình trạng tham nhũng vặt; tăng cường kỷ luật ngân sách; đẩy mạnh lộ trình giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đại biểu cũng phản ánh thêm về những khó khăn, vướng mắc tại địa phương, qua đó đề nghị cấp thẩm quyền có giải pháp tháo gỡ.

Bảo Yến - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Mở đầu tuần làm việc thứ 2 tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV, ngày 29/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017... Quốc hội thảo luận về thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình với các báo cá

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn