Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 22/05, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên họp.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi)
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 22/05, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp

Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) đã chỉnh lý có bố cục gồm 7 Chương, 41 Điều quy định về nguyên tắc, chính sách; hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt cho biết, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải trình chỉnh lý dự thảo Luật, đồng thời gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý

Qua thảo luận, đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội đồng tình cao với các nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi) và dự thảo Luật đã được chỉnh lý; cho rằng dự thảo luật đã tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng nền quốc phòng toàn diện, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia.

Về nội dung liên quan đến phòng thủ quân khu, có một số ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ về căn cứ quy định phòng thủ quân khu. Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt nêu rõ, dự thảo Luật quy định phòng thủ quân khu là thể chế Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. Mặc dù quân khu không phải là cấp hành chính, song có vị trí, vai trò chiến lược trong phòng thủ đất nước để bảo vệ từng vùng, miền, hướng chiến lược. Quân khu có chức năng, nhiệm vụ phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về quốc phòng trên địa bàn. Khi có chiến sự, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân khu lãnh đạo, chỉ đạo và chỉ huy thống nhất lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ địa phương; đồng thời, quân khu mới có đủ lực lượng, phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng mà cấp tỉnh, cấp huyện không giải quyết được. Thực tế, hơn 70 năm qua cho thấy các quân khu đã đóng góp quan trọng vào các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


Các đại biểu Quốc hội thảo luận

Phát biểu ý kiến về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí- Tp. Hà Nội cho rằng, nội dung về phòng thủ quân khu rất quan trọng và là một bộ phận hợp thành không thể thiếu trong phòng thủ quốc gia, đáp ứng yêu cầu phòng thủ đất nước. Vì vậy, dự thảo Luật quy định phòng thủ quân khu là cần thiết.


Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nguyệt- tỉnh Vĩnh Phúc, phát biểu ý kiến

Liên quan đến quy định về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng quy định tại Điều 16, đại biểu Quốc hội Lê Thị Nguyệt- tỉnh Vĩnh Phúc tán thành với quy định của dự thảo về vấn đề này để tạo hành lang pháp lý, khắc phục bất cập trong thời gian qua. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật các chính sách hỗ trợ cho quân nhân trong điều chuyển công tác; quy định cụ thể nội dung về hậu phương quân đội.

Ngoài ra, các nội dung liên quan đến công nghiệp quốc phòng, thiết quân luật và giới nghiêm, cơ quan thường trực của Hội đồng Quốc phòng và An ninh... cũng được các đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến./.

Thu Phương- Nhóm ảnh
Theo quochoi.vn

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 22/05, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên họp. Lưu Toàn cảnh phiên họp Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) đã chỉnh lý có bố cục gồm 7 Chương, 41 Điều quy định về nguyên tắc, chính sách; hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng. Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi),

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn