Chiều 2/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật quản lý, sử dụng, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật quản lý, sử dụng, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Quốc hội thảo luận về dự án Luật quản lý, sử dụng, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Chiều 2/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật quản lý, sử dụng, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Quy định sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vào mục đích văn hóa và việc lựa chọn cơ quan được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng
Việt trình bày báo cáo tại Hội trường

Trình bày báo cáo Giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Sau kỳ họp, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật gửi Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, tại phiên họp thứ 9, Uỷ ban thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Xem xét kỹ quy định sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vào mục đích văn hóa


Đại biểu Quốc hội Giàng A Chu – tỉnh Yên Bái phát biểu tại Hội trường

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Quốc hội Giàng A Chu – tỉnh Yên Bái cho rằng sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là việc rất phức tạp trên thực tế. Tuy nhiên, tại điều 32 và điều 42 của dự thảo luật, ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra chỉ quan niệm sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ để thực hiện các nhiệm vụ khi cần thiết, mà chưa nghiên cứu về việc sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vào mục đích văn hóa. Thực tế hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn sử dụng tiếng nổ trong phong tục tập quán. Ví dụ trong đám tang của những người có chức sắc hay trong những sự kiện quan trọng khác, dân làng thường sử dụng tiếng súng để thông báo. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, quy định tại 1 khoản về vấn đề sử dụng vũ khí thô sơ và vật liệu nổ vì mục đích văn hóa.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh – tỉnh Hòa Bình cho biết, hiện còn rất nhiều cử tri người đồng bào dân tộc thiểu số băn khoăn khi việc sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được cho là vi phạm pháp luật.

Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng – tỉnh Bình Dương cho rằng, Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần xem xét kỹ điều này bởi đất nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có nhiều phong tục tập quán đặc trưng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nhiều dân tộc cần thay đổi phong tục tập quán của mình cho phù hợp, sự thay đổi này là vì mục đích lớn hơn của toàn xã hội. Ví dụ như, cách đây 20 năm, tiếng pháo được xem như một dấu hiệu để đón Tết của dân tộc Việt Nam. Tiếng pháo đã ăn sâu vào truyền thống của dân tộc ta rất nhiều năm, nhưng vì yêu cầu bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội, Chính phủ đã có chỉ thị để cấm việc sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Lúc đầu, quy định này đã mang lại rất nhiều ý kiến khác nhau; tuy nhiên, sau 20 năm, chỉ thị này đã thực sự đi vào đời sống của người dân, có đóng góp rất lớn trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.

Đại biểu đề nghị Chính phủ và Quốc hội quan tâm, vận động bà con thực hiện quy định mới của luật, đồng thời tạo ra những hoạt động thay thế phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc.
Giao các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí

Điều 17 về Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí của dự thảo luật đưa ra 2 phương án. Phương án 1 là giao cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện; phương án 2 là giao cho các tổ chức doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện. Cho ý kiến về điều này, đại biểu Quốc hội Lê Tấn Tới – tỉnh Bạc Liêu lựa chọn phương án 1, giao cho các tổ chức doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí. Theo đại biểu, quy định như vậy là phù hợp với điều 68 Hiến pháp 2013 về xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh. Đồng thời, quy định này cũng đúng với nghị quyết của Đảng và sự quản lý của nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 12 đã xác định nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng an ninh theo hướng tăng cường nguồn lực, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân. Đồng thời, quy định này phù hợp với tính đặc thù trong công tác của lực lượng công an nhân dân, là hoạt động đơn tuyến, bí mật, cần có những loại vũ khí, vật liệu nổ chuyên dùng. Hơn nữa, thực tế thời gian qua, Bộ Công an đã và đang thực hiện tốt việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa xuất khẩu nhập khẩu vũ khí, phục vụ tốt, có hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.

Cùng quan điểm này, đại biểu Quốc hội Dương Đình Thông – tỉnh Bắc Giang cho rằng phương án 1 là phù hợp với Nghị quyết tại Đại hội thứ 12 của Đảng và quy định của Hiến pháp về việc phát triển công nghiệp quốc phòng. Song việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí, đặc biệt là nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí công nghệ cao thường giao cho cho Bộ Quốc phòng quản lý. Do đó, cần phải có quá trình phát triển, đòi hòi phải có sự đầu tư tập trung nguồn lực rất lớn để đáp ứng mục tiêu xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân, cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Để khắc phục sự đầu tư giàn trải, đại biểu đề nghị Chính phủ có quy định cụ thể hơn tại khoản 2 điều 17.


Đại biểu Quốc hội Hồ Văn Thái – tỉnh Kiên Giang phát biểu tại Hội trường

Phát biểu tranh luận với các ý kiến chọn phương án 1, đại biểu Quốc hội Hồ Văn Thái – tỉnh Kiên Giang lựa chọn phương án 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí; đồng thời việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an thực hiện theo quy định của Chính phủ. Theo đại biểu, phương án 2 phù hợp với điều 12 của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đồng thời, theo quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án luật tại Tờ trình của Chính phủ cũng như báo cáo đánh giá tác động của Bộ Công an, đại diện cơ quan soạn thảo có nêu, việc xây dựng luật phải bảo đảm tính tương thích với các quy định của pháp luật hiện hành, không chồng chéo, trùng lặp với các quy định của luật khác. Vì vậy, nội dung phương án này không được trái với Pháp lệnh Công nghiệp Quốc phòng năm 2008 và các văn bản khác.

Trong đó, điều 7, Pháp lệnh Công nghiệp Quốc phòng năm 2008 có nêu “cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý”. Mặt khác, một quốc gia mà có 2 lực lượng quân đội và công an cùng phát triển, chế tạo, sản xuất vũ khí dễ dẫn đến bị phân tán; ảnh hưởng đến tập trung nguồn lực hoặc chồng chéo ở từng chủng loại. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, việc xây dựng cơ sở vật chất mới để chế tạo sản xuất vũ khí là chưa phù hợp. Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật của quân đội có sẵn, đã và đang vận hành rất hiệu quả.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh - tỉnh Hòa Bình cho rằng, cả 2 phương án này tại khoản 3 quy định chưa rõ, chưa làm rõ việc xuất nhập khẩu vũ khí phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia và xuất nhập khẩu vũ khí thông thường trong tập luyện, thi đấu, thể dục thể thao. Việc mua sắm vũ khí trang bị quốc phòng quốc gia thực hiện như thế nào và doanh nghiệp nào được thực hiện, cấp nào quyết định? Việc mua sắm có tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công hay không. Đại biểu đề nghị cần bổ sung chặt chẽ các quy định về nhập khẩu vũ khí quốc phòng, quốc gia.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, về vấn đề nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí tại điều 17, dự thảo Luật đề ra 2 phương án. Qua thảo luận cho thấy cả 2 phương án đều được phân tích lựa chọn rất kỹ lưỡng. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đề nghị sửa nội dung này theo hướng giao các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Chính phủ, đồng thời tính đến việc các doanh nghiệp dân sự tham gia khi có đủ điều kiện nhưng không được tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí.

Trên cơ sở thảo luận tại Hội trường, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến các đại biểu, hoàn chỉnh dự án Luật, trình Quốc hội thông qua theo chương trình tại Kỳ họp này.
Theo quochoi.vn
Chiều 2/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật quản lý, sử dụng, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Quy định sử dụng vũ khí thô sơ, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vào mục đích văn hóa và việc lựa chọn cơ quan được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày báo cáo tại Hội trường Trình bày báo cáo Giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thả

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
          Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn