Sáng 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
Quốc hội thảo luận Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Quốc hội thảo luận Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Sáng 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.


Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội; đồng thời, tổ chức các cuộc làm việc với đại diện các Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để chỉnh lý dự thảo Luật.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện nhiều nội dung về quy hoạch, các cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, các nội dung về phân cấp, phân quyền cho chính quyền đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương cấp tỉnh cùng nhiều nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu tạo lập mô hình phát triển mới có tính đột phá cho các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Sau khi chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 6 chương, 85 điều và 6 Phụ lục, kèm theo dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Luật.

Về ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung trong dự thảo Luật một số ngành, nghề: Dịch vụ tài chính và logistics đối với đặc khu Vân Đồn; sản xuất sản phẩm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hải dương, hàng hải, sinh học và sinh thái biển đối với đặc khu Bắc Vân Phong; đồng thời, điều chỉnh quy mô vốn đầu tư tối thiểu đối với dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino, dự án đầu tư cảng hàng không quốc tế.


Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung thảo luận

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu cũng được chỉnh lý quy định 131 ngành, nghề (tăng 23 ngành, nghề so với dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp 4); giao Thủ tướng Chính phủ căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý Nhà nước tại từng đặc khu quyết định không áp dụng một hoặc một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại khu chức năng thuộc đặc khu nhằm tạo cơ chế linh hoạt trong quản lý, điều hành tại từng đặc khu.

Đối với quy định về thủ tục đầu tư kinh doanh, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Khắc Định cho biết, dự thảo Luật phân quyền mạnh mẽ việc xem xét chấp thuận dự án đầu tư cho chính quyền đặc khu; cải cách tối đa thủ tục đăng ký đầu tư theo hướng đơn giản, thuận tiện; tăng tính công khai, minh bạch nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong tiếp cận và thực hiện các thủ tục đầu tư, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh tại đặc khu.

Về mô hình chính quyền địa phương đặc khu, theo Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ vẫn gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, song Hội đồng nhân dân đặc khu có không quá 15 đại biểu, đa số hoạt động chuyên trách; không tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân đặc khu có trách nhiệm xây dựng để trình Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của đặc khu; quyết định một số vấn đề về tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đặc khu thực hiện hầu hết các thẩm quyền về quản lý, điều hành phát triển kinh tế xã hội tại đặc khu, được phân quyền mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế với nhiều thẩm quyền của các cơ quan nhà nước cấp trên.

Dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng giảm bớt mức ưu đãi, thời hạn ưu đãi thuế đối với một số đối tượng, dự án đầu tư tại đặc khu so với dự thảo Luật Chính phủ trình, nhưng vẫn bảo đảm sự ưu đãi vượt trội về tổng thể.


Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp

Về ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, dịch vụ kinh doanh đặt cược, dự thảo Luật được chỉnh lý quy định dịch vụ này được áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 15% trong thời hạn 10 năm kể từ khi có doanh thu; đồng thời, chỉ áp dụng ưu đãi này đối với hoạt động dịch vụ nói trên trong dự án khu phức hợp dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp đáp ứng điều kiện của nhà đầu tư chiến lược.

Ngoài ra, dự thảo Luật đã bổ sung quy định một số nguyên tắc về quyền sở hữu căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú; quy định chặt chẽ hơn về phương thức ứng vốn và hoàn trả kinh phí ứng trước; chỉnh lý một số cơ chế, chính sách về tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối, hải quan, nhập cảnh, đi lại và cư trú, chính sách đặc biệt riêng của từng đặc khu như được thể hiện trong dự thảo Luật.

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là dự án luật khó, có nhiều chính sách mới mang tính thử nghiệm, đột phá khác với pháp luật hiện hành. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã được chỉnh lý, làm rõ hơn một số chính sách, bổ sung nhiều nội dung quy định mới so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình làm rõ một số nội dung dự thảo Luật đại biểu Quốc hội quan tâm

Tại phiên họp thảo luận, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về những nội dung còn ý kiến khác nhau của Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt như vấn đề về ngành nghề ưu tiên phát triển tại các đặc khu, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cơ chế chính sách ưu đãi, chính sách ưu đãi về thuế, quyền sử dụng đất, hiệu quả và lợi ích khi phát triển các đặc khu, cấp giấy phép đầu tư theo thủ tục rút gọn, về vấn đề quy hoạch, thẩm quyền của người đứng đầu đặc khu…Quốc hội cũng đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình làm rõ một số vấn đề có liên quan./.

Bảo Yến - Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Sáng 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội; đồng thời, tổ chức các cuộc làm việc với đại diện các Ủy ban của Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương có li&eci

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn