Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 26/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phòng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật.
Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 26/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phòng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật.


Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Tờ trình dự án Luật tại Kỳ họp Ảnh: Đình Nam

Nhiều quy định của luật không còn tương thích với pháp luật hiện hành và tình hình thực tế cần sửa đổi bổ sung

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 (Luật cơ quan đại diện) tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để các cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia và tổ chức quốc tế tiếp nhận, triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực.

Hoạt động của cơ quan đại diện đã đóng góp quan trọng vào thành công trong việc thực hiện chủ trương, chính sách chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, tăng cường quan hệ với các quốc gia, tổ chức quốc tế, đặc biệt là các đối tác quan trọng, tạo môi trường hòa bình và ổn định, đồng thời củng cố đoàn kết dân tộc, phát huy nội lực, thu hút ngoại lực cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, sau 07 năm thi hành Luật, đã phát sinh yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với một số điều khoản của Luật. Cụ thể, Luật chưa thể chế hóa quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về quy trình để Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền (khoản 12 Điều 74 và khoản 6 Điều 88 Hiến pháp). Luật chưa quy định các tiêu chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, phục vụ việc xem xét bổ nhiệm, qua đó lựa chọn được các cán bộ có năng lực, đóng góp hiệu quả cho công tác đối ngoại. Luật cần bổ sung một số chế độ đối với thành viên cơ quan đại diện và thành viên gia đình trên cơ sở cân đối ngân sách nhằm tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác.

Ngoài ra, một số quy định của Luật không còn tương thích với pháp luật hiện hành, không phù hợp với tình hình thực tế. Một số nhiệm vụ trong lĩnh vực lãnh sự như nhiệm vụ tiếp nhận đơn chứng cứ; cấp đổi các loại hộ chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất nhập cảnh; gia hạn, cấp lại thị thực và giấy miễn thị thực không phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành. Quy định về quản lý thống nhất kinh phí hoạt động thường xuyên của bộ phận thương mại tại cơ quan đại diện không bảo đảm tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động chuyên môn.

Luật chưa quy định về quản lý thống nhất hoạt động thông tin đối ngoại; chưa quy định về chức vụ ngoại giao của người đứng đầu cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế; chưa thể chế hóa nhiệm vụ định kỳ hàng năm gửi báo cáo về các đoàn đi công tác nước ngoài tại địa bàn phụ trách về các cơ quan có thẩm quyền theo Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại. Các quy định pháp luật liên quan đến việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện chưa phù hợp với yếu tố đặc thù của các dự án, chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm tính kịp thời, chủ động trong quyết định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án, từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả của công tác xây dựng ở nước ngoài. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện là cần thiết.

Dự thảo Luật được bố cục thành 02 Điều gồm Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện và Điều 2 về hiệu lực, trách nhiệm thi hành. Dự thảo Luật kế thừa phần lớn các quy định còn phù hợp của Luật cơ quan đại diện và chỉ sửa đổi, bổ sung một số khoản tại 11 trong tổng số 36 điều của Luật cơ quan đại diện, bãi bỏ 01 khoản.

Tán thành với quy định cho phép bổ nhiệm Đại sứ đối với một số trường hợp đặc biệt

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, Ủy ban Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện theo Tờ trình của Chính phủ. Đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện và nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung nhằm quán triệt và triển khai thực hiện định hướng chiến lược của Đảng tại Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” và cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 2013, bảo đảm tính thống nhất với các luật mới được ban hành có liên quan; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn mới.


Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật

Bên cạnh đó, Ủy ban Đối ngoại cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung quy định về một số văn phòng đại diện ở nước ngoài thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan báo chí của Đảng, Nhà nước đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị được giao tại nước ngoài nên phải được điều chỉnh theo Luật cơ quan đại diện để thống nhất quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan đại diện.

Ủy ban Đối ngoại cũng nhất trí đề nghị Chính phủ bổ sung quy định về nguyên tắc cho phép áp dụng quy trình, thủ tục rút gọn đối với các dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện ở nước ngoài trong một số trường hợp cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù, tính kịp thời về đầu tư xây dựng ở nước ngoài và khắc phục vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đấu thầu.

Về tiêu chuẩn của thành viên cơ quan đại diện và tiêu chuẩn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Đối ngoại nhất trí với nội dung được quy định như tại dự thảo Luật nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác tại cơ quan đại diện và có tiêu chí rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê chuẩn, bổ nhiệm Đại sứ. Về tuổi bổ nhiệm Đại sứ, dự thảo Luật quy định Đại sứ phải trong độ tuổi đủ để hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ công tác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

Về tuổi bổ nhiệm Đại sứ, dự thảo Luật quy định Đại sứ phải trong độ tuổi đủ để hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ công tác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. Ủy ban Đối ngoại tán thành loại ý kiến theo nguyên tắc xem xét các trường hợp đặc biệt do yêu cầu công tác đối ngoại cần chọn lựa cán bộ ngoại giao kinh nghiệm lâu năm có uy tín, đảm bảo sức khỏe thực hiện nhiệm vụ tại một số địa bàn chiến lược nhưng phải được luật hóa cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn nhằm tránh áp dụng đại trà và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền.

Về chế độ dành cho thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan đại diện, đa số ý kiến đại biểu nhất trí việc bổ sung quy định ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí đi lại cho thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi cùng trong trường hợp cha đẻ (mẹ đẻ), cha (mẹ) của vợ hoặc chồng, vợ (chồng), con qua đời trong nhiệm kỳ công tác. Đồng thời, đề nghị dự thảo Luật quy định hỗ trợ một phần học phí tại nước sở tại và một phần chi phí mua bảo hiểm y tế cho con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan đại diện và giao Chính phủ quy định chi tiết, phù hợp với từng thời kỳ.

Theo quochoi.vn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 26/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phòng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Tờ trình dự án Luật tại Kỳ họp Ảnh: Đình Nam Nhiều quy định của luật không còn tương thích với pháp luật hiện hành và tình hình thực tế cần sửa đổi bổ sung Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa x&a

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
          Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn