Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV, sáng 23/5, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018. Sau đó Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.
Quốc hội nghe tờ trình và thảo luận tổ về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát 2018
Quốc hội nghe tờ trình và thảo luận tổ về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát 2018
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV, sáng 23/5, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018. Sau đó Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.


Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018

Đề xuất lựa chọn 02 nội dung giám sát chuyên đề trong năm 2018

Trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và giám sát chuyên đề

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận Báo cáo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; xem xét Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5; tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và giám sát chuyên đề.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề dựa trên các tiêu chí là những vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật mới có hiệu lực thi hành trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm đề xuất. Các nội dung được lựa chọn cũng không trùng với các chuyên đề giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong thời gian 18 tháng tính đến thời điểm đề xuất. Đồng thời phải đảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực; phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.

Về số lượng chuyên đề giám sát của các cơ quan, trong năm 2018, đề nghị Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại 2 kỳ họp trong năm; Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại phiên họp tháng 8 và tháng 9/2018; Hội đồng Dân tộc giám sát không quá 3 chuyên đề, mỗi Ủy ban giám sát không quá 2 chuyên đề.

Về đề xuất nội dung giám sát chuyên đề, trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của các cơ quan, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 2 trong 4 nội dung:

Một là, việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (dự kiến giao Uỷ ban Kinh tế giúp chủ trì về nội dung).

Hai là, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội (dự kiến giao Uỷ ban Tài chính, Ngân sách giúp chủ trì về nội dung).

Ba là, việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (dự kiến giao Uỷ ban Quốc phòng và An ninh giúp chủ trì về nội dung).

Bốn là, việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi (dự kiến giao Hội đồng Dân tộc giúp chủ trì về nội dung).


Thảo luận về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018 tại Tổ số 01 - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung nội dung giám sát về việc hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Thảo luận tại tổ về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn - Hà Nội cho rằng, nội dung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế là những vấn đề gắn liền với đời sống xã hội.

Theo đại biểu, việc sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được nhiều cử tri quan tâm vì gần đây nhiều doanh nghiệp dù đã được cổ phần hóa nhưng còn không ít tồn tại cũng như việc quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư còn dàn trải nên cần giám sát để tìm ra giải pháp để sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài có hiệu quả.

Cùng quan điểm, đại biểu Bùi Hiền Mai - Hà Nội cho rằng cần phải tiến hành giám sát chuyên đề về việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhằm “không để tài sản nhà nước rơi vào túi cá nhân”.

Trong khi đó, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Hà Nội cho rằng, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là cần thiết song cần cân nhắc điều kiện và nguồn lực thực hiện. Theo đại biểu, trong thời điểm hiện tại mà giám sát nội dung này là chưa hợp lý bởi Quốc hội vừa thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn, việc phân bổ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA chưa hoàn tất. Nếu giám sát mà tiền chưa phân bổ thì giám sát cái gì. Còn nếu giám sát giai đoạn 2011-2015 cũng không hợp lý, vì tại các phiên thảo luận trước đây Chính phủ đã có tờ trình rất kỹ và Quốc hội thảo luận nhiều vòng, Uỷ ban của Quốc hội cũng đã thẩm tra về nguồn vốn này. Do đó, đại biểu đề nghị nên lùi thời gian thực hiện giám sát chuyên đề này.

Đại biểu đề xuất, trước mắt cần lựa chọn 2 chuyên đề để giám sát, đó là việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.


Thảo luận tại Tổ số 03 - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, Nghệ An, Đà Nẵng và Trà Vinh

Thảo luận tại Tổ số 03, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển – Lai Châu cho rằng, hai trong 4 nội dung là giám sát cổ phần hóa và giám sát quản lý, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài, đã từng thực hiện giám sát rồi. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị nên cân nhắc giám sát ở tầm rộng hơn. Theo đó, cần tập trung giám sát vào lĩnh vực quan trọng là giám sát việc sử dụng vốn ODA bởi việc sử dụng vốn ODA đã bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém trong quản lý.
Về giám sát cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, phải mở rộng hơn và nên giám sát việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có cả doanh nghiệp cổ phần, như vậy sẽ giúp cho hoạt động đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời cũng có thể giám sát việc thực hiện chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Đề cập đến việc giám sát các dự án đầu tư công, theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc – Nghệ An, cho biết, hiện đã công bố 12 dự án thua lỗ lớn, nhưng chưa biết thực chất còn bao nhiêu dự án xảy ra thua lỗ. Tổng kiểm toán đề nghị đối với các dự án BOT, hay sử dụng vốn ODA, có những vấn đề nổi cộm, nếu tiến hành giám sát sẽ có lợi cho dân nhiều hơn. Tán thành với ý kiến đề xuất của Tổng kiểm toán Nhà nước, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu -Nghệ An đề nghị, giám sát các dự án có nguy cơ thất thoát, thua lỗ là một trong những nội dung mà dư luận hết sức quan tâm, vì vậy cần bổ sung thêm nội dung giám sát này vào chương trình.

Tại Tổ số 09, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến – Cao Bằng cho rằng, trong thực hiện chương trình năm 2018, Quốc hội cần giám sát việc hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc phân tích, cả nước hiện có 53 dân tộc thiểu số sống ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là vùng rất khó khăn, vùng nghèo, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, chính sách cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số còn khó khăn. Do ở vùng miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, kinh tế - xã hội còn khó khăn nên Quốc hội cần giám sát chặt chẽ các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thực tế, từ Quốc hội khóa XIII đến nay chúng ta chưa có chương trình giám sát cụ thể nào về hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cũng đề nghị Quốc hội sớm đưa vào xây dựng Luật hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số miền núi, Bộ Chính trị cũng đã cho ý kiến về vấn đề này cần nghiên cứu kỹ hơn. Ủy ban Dân tộc cũng đã chuẩn bị rất kỹ nội dung này và xin ý kiến các bộ ngành. Hội đồng Dân tộc Quốc hội cũng đã đưa vào chương trình xây dựng Luật năm 2018. Do đó, đại biểu bày tỏ đồng tình trong việc giám sát chuyên đề này để Quốc hội có thông tin, có căn cứ xây dựng Luật.
Theo quochoi.vn
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV, sáng 23/5, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018. Sau đó Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018; Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018. Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018 Đề xuất lựa chọn 02 nội dung giám sát chuyên đề trong năm 2018 Trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
          Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn