Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam
Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.


Toàn cảnh Phiên họp tại hội trường

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch cho biết, qua 19 năm thực hiện Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển. Tuy nhiên, hiện nay Pháp lệnh về Cảnh sát biển Việt Nam chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển trong tình hình mới. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành Pháp lệnh cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế đòi hỏi cần khắc phục để phù hợp với quy định của Hiến pháp và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Do vậy, việc xây dựng Luật Cảnh sát biển Việt Nam là cấp bách và cần thiết.


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch trình bày Tờ trình

Theo tờ trình, Dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 Chương, 49 Điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động và phối hợp hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; quản lý nhà nước, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức liên quan; bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam.

Nhiều quy định mới

Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động… của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008, đã được chứng minh tính đúng đắn trong 20 năm qua. Bên cạnh đó, dự thảo Luật có những quy định bổ sung, làm rõ hơn các vấn đề như sau: Bổ sung làm rõ hơn về vị trí; Các quy định về hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển; quy định nhiệm vụ xử lý các tình huống quốc phòng - an ninh trên biển;…


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt nêu rõ, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; Hồ sơ dự án Luật cơ bản đã được xây dựng đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến.

Rà soát một số quy định cho phù hợp với thực tiễn

Về nội dung của dự thảo luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí với các quy định tại dự thảo. Tuy nhiên, đối với một số quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam (Điều 4, Điều 9); về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam (Điều 5); về quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam (Điều 10); về phạm vi hoạt động (Điều 11); về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (Điều 14); … còn nhiều ý kiến khác nhau. Đồng thời, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh cũng đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, chỉnh lý về nội dung và kỹ thuật lập pháp để bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo ngay trong dự thảo Luật và với pháp luật có liên quan.

+ Chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi)./.

Lê Anh - Trọng Quỳnh

Theo quochoi.vn

Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Toàn cảnh Phiên họp tại hội trường Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch cho biết, qua 19 năm thực hiện Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên biển. Tuy nhiên, hiện nay Pháp lệnh về Cảnh sát bi

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn