Chiều ngày 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
QUỐC HỘI NGHE GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI)
QUỐC HỘI NGHE GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI)

Chiều ngày 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Tư pháp phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, UBTVQH nhận thấy, trên cơ sở kế thừa quy định của Luật hiện hành và để phân biệt rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Thi hành án hình sự với Luật Thi hành án dân sự thì dự thảo Luật cần quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh là thi hành các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với cá nhân và pháp nhân thương mại (PNTM). Đối với các nội dung về: hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án phạt tù; giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là các nội dung cụ thể trong quá trình thi hành án phạt tù nên cần quy định trong các phần tương ứng của dự thảo Luật để bảo đảm tính khái quát của phạm vi điều chỉnh.

Bổ sung cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự

Về các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, UBTVQH nhận thấy, theo quy định của Bộ luật Hình sự, ngoài Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã thì “cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập” cũng có thể được Tòa án giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người bị phạt cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định này đã phát sinh nhiều bất cập, nhiều trường hợp người chấp hành án không tiếp tục làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức được Tòa án giao giám sát, giáo dục hoặc thường xuyên thay đổi nơi làm việc, học tập để trốn tránh việc chấp hành án. Thực tế này dẫn đến việc giám sát, giáo dục bị gián đoạn, thậm chí không xác định được trách nhiệm cơ quan giám sát, giáo dục.

Bên cạnh đó, việc giao cho cơ quan, tổ chức (không phải là cơ quan nhà nước) sẽ phát sinh vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc kiểm sát của Viện kiểm sát và việc thực hiện các thủ tục về tố tụng đối với người chấp hành án. Để khắc phục vướng mắc trên, Luật Thi hành án hình sự hiện hành đã quy định giao UBND cấp xã nơi người chấp hành án cư trú chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập thực hiện việc giám sát, giáo dục. Quy định này không ảnh hưởng đến việc Tòa án giao cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 36 và Điều 65 Bộ luật Hình sự.

Vì vậy, tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép kế thừa quy định của Luật Thi hành án hình sự hiện hành, đồng thời chỉnh lý Điều 94 và Điều 106 theo hướng: giao cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người chấp hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ. Về ý kiến đề nghị bổ sung “Trường giáo dưỡng” là cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, UBTVQH nhận thấy ý kiến ĐBQH là xác đáng và xin tiếp thu, bổ sung tại điểm d khoản 3 Điều 11 dự thảo Luật.

Giữ quy định hiện hành về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam

UBTVQH chỉ ra rằng, điểm b khoản 4 Điều 17 dự thảo Luật giữ như quy định của Luật Thi hành án hình sự hiện hành và thực tiễn thực hiện không phát sinh vướng mắc. Việc bổ sung thêm các chức danh “Trung đội trưởng, Phó trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Phó tiểu đội trưởng” sẽ dẫn đến phải bổ sung cơ cấu tổ chức tương ứng. Bên cạnh đó, nếu sửa đổi quy định về tiêu chuẩn các chức danh chỉ huy, lãnh đạo của trại giam là “tốt nghiệp các trường Công an nhân dân” sẽ không phù hợp với tiêu chuẩn các chức danh trong lực Công an Nhân dân được quy định trong Luật Công an Nhân dân và các luật liên quan. Vì vậy, UBTVQH đề nghị cho giữ như quy định của dự thảo Luật.


Toàn cảnh phiên họp

Quy định rõ việc thi hành án hình sự đối với PNTM

UBTVQH cho rằng, thi hành án hình sự đối với PNTM là vấn đề mới, chưa có thực tiễn ở nước ta. Sau khi cân nhắc kỹ, các cơ quan thống nhất nên giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp quân khu chịu trách nhiệm chính tổ chức thi hành án là phù hợp với bản chất hoạt động thi hành án đối với PNTM là hoạt động tư pháp. Theo đó, sẽ bảo đảm sự tập trung, thống nhất về đầu mối quản lý nhà nước cũng như tổ chức thực hiện trong lĩnh vực này; kế thừa và phát huy kinh nghiệm về thi hành các hình phạt đối với cá nhân theo Luật hiện hành có tính chất tương tự (các hình phạt bổ sung đối với cá nhân “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định” có tính chất tương tự hình phạt “cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định” đối với PNTM). Theo phương án này thì cơ bản không làm tăng biên chế, bộ máy, ngân sách nhà nước.

Đối với ý kiến đề nghị giao trách nhiệm thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự sẽ dẫn tới phải sửa đổi Luật Thi hành án dân sự, trong khi dự án Luật này chưa được đưa vào Chương trình xây dựng luật; mặt khác, sẽ làm phát sinh nhiều đầu mối quản lý nhà nước cũng như tổ chức thực hiện trong lĩnh vực thi hành án hình sự, dẫn đến chồng chéo về chức năng, thẩm quyền, không kế thừa và không phát huy được kinh nghiệm thực tiễn về thi hành án hình sự từ trước đến nay. Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án tại Điều 160 dự thảo Luật.

Ngoài những nội dung trên, UBTVQH đã chỉ đạo Ủy ban Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến ĐBQH, rà soát toàn bộ dự thảo Luật để chỉnh lý nhiều điều, khoản cụ thể khác cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp.

Ngay sau khi nghe trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về mội số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật./.

Hồ Hương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Chiều ngày 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Tư pháp phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật. Trình bày báo c&aacut

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn