Chiều ngày 23/5, sau khi nghe Tờ trình về dự án Luật Thư viện, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.
QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT THƯ VIỆN
QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT THƯ VIỆN

Chiều ngày 23/5, sau khi nghe Tờ trình về dự án Luật Thư viện, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp.


Toàn cảnh phiên họp

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, thực hiện nhiệm vụ thẩm tra Dự án Luật Thư viện, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức khảo sát việc thực hiện Pháp lệnh Thư viện và tổ chức các hội nghị, tọa đàm tham vấn chuyên gia về nội dung của Dự án Luật. Tại các phiên họp thứ 32 (tháng 3/2019) và 33 (tháng 4/2019), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban (TTUB) về Dự án Luật Thư viện. Sau 02 phiên họp nêu trên, Chính phủ đã chỉ đạo Ban Soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của UBTVQH và ý kiến thẩm tra sơ bộ của TTUB để bổ sung, chỉnh lý Dự thảo Luật và các văn bản khác của Hồ sơ Dự án Luật. Tiếp đó, ngày 26/4/2019, Ủy ban tổ chức họp phiên toàn thể thẩm tra chính thức Dự án Luật Thư viện.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, Ủy ban nhất trí sự cần thiết xây dựng Luật Thư viện; thống nhất tên gọi, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật. Hồ sơ Dự án Luật Thư viện đã được chuẩn bị đảm bảo yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng Dự thảo Luật; hoàn thiện và trình dự thảo văn bản quy định chi tiết cùng với Dự án Luật.

Về chính sách của Nhà nước về phát triển thư viện, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhận thấy, một số quy định chính sách của Nhà nước về phát triển thư viện tại Điều 4 còn chưa cụ thể; chính sách đầu tư tập trung cho một số thư viện trung tâm có vai trò quan trọng là chính sách mới chưa được đánh giá tác động cụ thể. Ủy ban đề nghị quy định cụ thể hơn việc ưu tiên đầu tư phát triển tài nguyên số, hoạt động liên thông giữa các thư viện; phát triển hệ thống thư viện công cộng phù hợp với đặc thù các địa bàn, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa; khuyến khích xã hội hóa để huy động các nguồn lực tham gia xây dựng, phát triển thư viện. Một số chính sách như nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào hoạt động thư viện, hợp tác quốc tế cần được cân nhắc đưa lên mức nhà nước ưu tiên đầu tư (Khoản 1) thay vì hỗ trợ để tăng hiệu lực. Đồng thời, nghiên cứu, bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về đặc thù thư viện trung tâm có vai trò quan trọng, vai trò và trách nhiệm của các thư viện này ngay tại Luật để đảm bảo tính khả thi.


Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra

Bên cạnh đó, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, quy định phân loại thư viện công lập còn trùng lặp; phân loại thư viện theo phương thức hoạt động gồm thư viện truyền thống, thư viện số và thư viện tích hợp nhưng chưa có quy định về nội dung quản lý đối với loại hình thư viện truyền thống, thư viện tích hợp. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, quy định phân loại thư viện đảm bảo logic và thể hiện được mạng lưới, hệ thống thư viện; xác định thư viện trung tâm có vai trò quan trọng để nhà nước ưu tiên đầu tư; đồng thời giúp việc xác định quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thành lập và phát triển hệ thống thư viện Việt Nam.

Liên quan đến nội dung về hoạt động thư viện, Ủy ban thẩm tra cho rằng, dự thảo Luật quy định có tính liệt kê hoạt động nghiệp vụ mà chưa rõ nội dung hoạt động cần điều chỉnh. Do vậy, đề nghị nghiên cứu để có quy định tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động này, trong đó cần xác định cụ thể các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện, các hoạt động tối thiểu mà một thư viện phải triển khai, những yêu cầu đảm bảo việc chuẩn hóa trong hoạt động của thư viện.

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thư viện, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định nghĩa vụ của thư viện phải thực hiện các hoạt động quy định tại Chương III, vì mỗi loại hình thư viện sẽ lựa chọn những hoạt động phù hợp với quy mô, đặc thù của mình. Ngoài ra, một số quy định về nghĩa vụ thư viện trùng lắp với quy định về hoạt động của thư viện cần được rà soát, chỉnh sửa. Bên cạnh đó, các điều 37, 38, 39 chưa khái quát được nguyên tắc lấy người sử dụng thư viện là trung tâm, đồng thời chưa cụ thể hóa quyền tiếp cận thông tin và hưởng thụ các giá trị văn hóa của người dân thông qua việc sử dụng đa dạng các hình thức phục vụ, trong đó có phục vụ thông qua không gian mạng. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung các quy định cho đầy đủ.

Đối với quy định về xếp hạng thư viện, đa số thành viên Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc việc quy định xếp hạng thư viện tại Luật này. Bởi dự thảo Luật quy định về tiêu chí, nguyên tắc và chính sách đối với mỗi hạng chưa cụ thể nên khó phù hợp với đặc thù của các loại thư viện và khó đảm bảo khách quan, chính xác khi thực hiện. Trên thực tế, thư viện trường học đã có phân hạng theo tiêu chuẩn, tiêu chí riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, quan điểm xây dựng Luật này là Nhà nước đầu tư cho thư viện theo hướng tập trung trọng điểm và thực hiện chủ trương đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa nên mục đích xếp hạng thư viện nhằm tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thư viện là chưa thật hợp lý. Ngoài ra, số lượng thư viện rất lớn trong khi nhân lực quản lý ngành mỏng, khó đủ điều kiện để thực hiện xếp hạng, xếp hạng lại thư viện một cách đồng bộ. Cùng với đó, thẩm quyền xếp hạng và thu hồi xếp hạng đều giao cơ quan chủ quản cũng là chưa hợp lý, khó khả thi và dễ dẫn đến triệt tiêu tính tự chủ của thư viện, phát sinh cơ chế “xin - cho” trong quản lý thư viện, không phù hợp xu thế hiện nay.

Để hoàn thiện Dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình tra đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện một số từ ngữ; quy định cụ thể thư viện được phép lưu trữ các tài liệu vi phạm hành vi bị cấm nhằm mục đích nghiên cứu; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; bổ sung quy định về thời hạn đình chỉ hoạt động thư viện, tiêu chuẩn đối với lãnh đạo thư viện, tiêu chuẩn người làm công tác thư viện tại Dự thảo Luật; tiếp tục rà soát, hoàn thiện kỹ thuật văn bản, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật của Dự thảo Luật.

Nhằm hoàn chỉnh dự thảo Luật, trên cơ sở những điều còn có ý kiến khác nhau, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tập trung vào một số nội dung về: Về giải thích từ ngữ (Điều 2); chính sách của Nhà nước về phát triển thư viện (Điều 4); phân loại thư viện và mô hình tổ chức của các loại hình thư viện (Điều 5); thành lập thư viện (Chương II); liên thông thư viện và xây dựng thư viện số (Các điều 19, 20); quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện (Chương IV); xếp hạng và đánh giá hoạt động thư viện (Chương V).

Thu Phương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Chiều ngày 23/5, sau khi nghe Tờ trình về dự án Luật Thư viện, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên họp. Toàn cảnh phiên họp Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, thực hiện nhiệm vụ thẩm tra Dự án Luật Thư viện, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức khảo sát việc thực hiện Pháp lệnh Thư viện và tổ chức các hội nghị, tọa đàm tham vấn chuyên gia về nội dung của Dự án Luật. Tại các phi&e

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn