Tiếp tục Chương trình làm việc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng 30/10, Quốc hội đã nghe Chán án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC LOẠI ÁN
QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC LOẠI ÁN

Tiếp tục Chương trình làm việc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng 30/10, Quốc hội đã nghe Chán án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.


Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo trước Quốc hội

Báo cáo tại phiên họp, Chánh án tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 55/2017/ QH14 ngày 24/11/2017 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp, trong đó đã đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với công tác của các Tòa án. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có Báo cáo số 54/BC-TA ngày 12/10/2018 về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 55 gửi đến các đại biểu Quốc hội. Cụ thể:

Về công tác đảm bảo thống nhất pháp luật, hàng tháng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đều bố trí thời gian họp toàn hể để hưỡng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Triển khai thi hành các Bộ luật, luật đã được Quốc hội thông qua, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành 15 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng 17 thông tư liên tịch; chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 05 Thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành thêm 02 tập Giải đáp vướng mắc nghiệp vụ trong các lĩnh vực hình sự, dân sự và hành chính.

Về nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử ác loại án, Chán án Nguyễn Hòa Bình cho biết, với việc quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp đề ra đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các loại án, khắc phục về cơ bản việc để các vụ án quá luật định; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án trong năm qua là 1, 09%, thấp hơn năm trước, đáp ứng được yêu cầu Quốc hội đề ra. Đặc biệt công tác xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người đúng tội, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan cho người không có tội. Các vụ án lớn, đặc biệt là các vụ án kinh tế, tham nhũng và các vụ án mà dư luận xã hội quan tâm được các Tòa án đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Công tác xét xử các vụ việc dân sự và các vụ án hành chính cơ bản đúng pháp luật, đúng thời hạn, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Về công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử, Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao đã yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra nghiệp vụ của các Tòa án. Năm 2018, Tòa án nhân dân tối cao đã thực hiện việc thanh tra, giám sát hoạt động công vụ đối với các Tòa ánh nhân dân cấp cao, 12 Tòa án nhân dân tỉnh và 131 Tòa án nhân dân cấp huyện.


Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng cho biết, bên cạnh các nghiệp vụ chuyên môn, ngành tòa án đã tăng cường củng cố và hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các Tòa án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và trao đổi kinh nghiệm phụ vụ cho hoạt động xét xử của tòa án. Thneo đó, năm 2019 sẽ hoàn thành việc xây dựng tất cả các trụ sở Tòa án cấp huyện đang phải thuê nơi làm việc; triển khai mua sẵm thiết bị trang cấp cho các Tòa án; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án trang bị cơ sở vật chất cho các Tòa án. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Tòa án; tập trung nâng cấp đường truyền, hệ thống máy chủ tại các Tòa án; xây dựng hệ thống truyền hình trực tuyến từ Tòa án nhân dân tối cao tới 778 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện các yêu cầu mà Nghị quyết số 55 của Quốc hội đề ra cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: một số vụ án xét xử ở cấp sơ thẩm cũng còn sai sót, tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm. tái thẩm chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; hạn chế trong giải quyết an hành chính còn nhiều…Nhận thức được những tồn tại hạn chế trên, ngành Tòa án luôn nỗ lực, đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại trên./.

Hồ Hương- Nhóm ảnh

Theo quochoi.vn

Tiếp tục Chương trình làm việc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng 30/10, Quốc hội đã nghe Chán án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo trước Quốc hội Báo cáo tại phiên họp, Chánh án tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 55/2017/ QH14 ngày 24/11/2017 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp, trong đó đã đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với công tác của

Tin khác cùng chủ đề

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Nhật Bản
TỔNG THUẬT NGÀY 01/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Ngày 7-4: Sẽ diễn ra kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII
TỔNG THUẬT SÁNG 02/6: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NSNN NĂM 2021, TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/2017/QH14 CỦA QUỐC HỘI
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa đã tích cực, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Gửi bình luận của bạn